Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 3 năm 2022 | 21:17

Đại dịch, giá phân bón tăng là thách thức lớn cho sản xuất nông nghiệp

Tình hình sản xuất nông nghiệp vừa trải qua 3 thách thức lớn để mang về trên 48 tỉ USD.

Song, vấn đề giá vật tư leo thang, đại dịch COVID-19, chiến sự thế giới, giá dầu… được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn trong năm nay.

Ngày 17/3, tại tỉnh Vĩnh Long, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất, trồng trọt vụ đông xuân 2021 - 2022 và triển khai kế hoạch các vụ mùa năm 2022 tại Nam Bộ.

 

nn.jpg

Nông dân sản xuất lúa ST24 tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng - Ảnh: CHÍ HẠNH (chụp năm 2021)

 

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bên cạnh những thuận lợi, sản xuất nông nghiệp đã đối mặt nhiều khó khăn do đại dịch nên thời vụ sản xuất lúa thu đông kéo dài, gây ảnh hưởng đến sản xuất và làm giảm diện tích gieo trồng tại các tỉnh vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, dịch vụ máy móc, thu hoạch tăng, khan hiếm lao động dẫn đến tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận của nông dân, sản xuất mang lại hiệu quả thấp.

Liên kết chuỗi giá trị cũng gặp khó khăn trong bao tiêu sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp và người nông dân chưa xích gần nhau để thương lượng, giải quyết khi giá thị trường biến động.

Ông Lê Thanh Tùng - phó cục trưởng Cục Trồng trọt - cho hay, đại dịch, giá phân bón tăng kỷ lục, hạn hán, xâm nhập mặn là 3 thách thức lớn của sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2021 - 2022. Tuy nhiên, kết quả sản xuất chung đạt được những thuận lợi do các tỉnh, thành dự báo nguy cơ sớm, triển khai sản xuất sớm, rà soát thời vụ, mùa vụ kịp thời.

"Việc khuyến cáo chọn giống phù hợp thực tế nhu cầu thị trường, thích ứng điều kiện khí hậu, thời tiết và địa phương tạo điều kiện thuận lợi sản xuất, tiêu thụ. Bà con nông dân ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất là những yếu tố quan trọng để ngành vượt qua các thách thức nói trên" - ông Tùng chia sẻ.

Điểm tích cực trong sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022 là nông dân ở đa số các tỉnh, thành đã thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, giảm lượng giống gieo sạ, từ 80kg đến 130kg/ha, thay vì trên 150kg/ha như trước đây.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích và sản lượng lúa, gạo vụ đông xuân 2021 - 2022 đều giảm do buộc thực hiện giãn cách xã hội bởi đại dịch COVID-19, một số vùng lũ rút chậm kéo theo việc xuống giống chậm trễ. Vì vậy, nhiều tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã điều chỉnh giảm diện tích sản xuất lúa.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền kéo giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Đồng thời nâng cao việc sản xuất và cung ứng giống lúa cấp xác nhận cho sản xuất.

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo "4 đúng". Quản lý việc sử dụng nước giữa vụ và cơ giới hóa đồng ruộng góp phần kéo giảm, ổn định giá thành sản xuất trong điều kiện giá phân bón tăng cao và giá bán lúa luôn biến động.

Ông Lê Quốc Doanh - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - cho biết, vượt qua những khó khăn chung trong năm 2021, nông nghiệp đã có những thắng lợi nhất định, tăng trưởng xấp xỉ 3%, xuất khẩu nông sản trên 48 tỉ USD.

"Trồng trọt tăng trưởng 2,7%, ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL tăng 1,1 triệu tấn, trong khi diện tích giảm khoảng 18.000ha. Năm nay, bối cảnh giá vật tư leo thang, đại dịch chưa thể kiểm soát tốt, tình hình chiến sự các nước, giá dầu… được dự báo sẽ tác động đến ngành, ảnh hưởng an ninh lương thực thế giới" - ông Doanh nhận định.

 

Theo tuoitre.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top