Hiện, Hội cây ăn quả tỉnh Đắk Lắk có trên 100 hội viên, với khoảng 1.000 ha cây ăn quả các loại như: sầu riêng, mít, chuối cao sản, xoài, bơ...
Ngày 22/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội cây ăn quả tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội lần thứ nhất. Hiện hội có trên 100 hội viên, với khoảng 1.000 ha cây ăn quả các loại như: sầu riêng, mít, chuối cao sản, xoài, bơ... được trồng tại các địa phương trong tỉnh.
Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 15.000ha cây ăn quả các loại. Trong đó, cây bơ chiếm diện tích lớn nhất với trên 4.500 ha; sầu riêng đứng thứ hai với hơn 4.000 ha; chuối cao sản khoảng 1.500 ha; mít gần 1.100 ha; xoài lai 700 ha; còn lại là các loại cây ăn quả có múi như: cam, quýt, bưởi da trơn chiếm khoảng 1.500 ha. Doanh thu hàng năm từ các loại cây ăn quả trong tỉnh Đắk Lắk ước đạt từ 480-500 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Chương, Phó chủ tịch Hội cây ăn quả tỉnh Đắk Lắk, mặc dù doanh thu từ cây ăn quả của địa phương lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương. Việc thành lập hội sẽ góp phần hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trồng và kinh doanh cây ăn quả tốt hơn.
"Hội cây ăn quả Đắk Lắk được lập ra nhằm mục đích hỗ trợ cho nông dân phát triển nông sản an toàn, chất lượng, cũng như ổn định đầu ra không bấp bênh. Chúng tôi sẽ kết nối với các đầu mối thu mua để làm hợp đồng cho nông dân tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Ngoài ra, chúng tôi sẽ làm thêm mô hình sinh thái nông nghiệp để phát triển nông nghiệp, giúp kinh tế-xã hội của địa phương phát triển hơn nữa", ông Nguyễn Văn Chương nói./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…