Đắk Lắk: Vào khu bảo tồn Ea Sô phá rừng, 37 người ở Phú Yên bị bắt
37 người thuộc huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên vào Khu Bảo tồn Ea Sô (Đắk Lắk) khai thác gỗ trái phép.
Sáng 29/4, một lãnh đạo VKS (Viện kiểm sát) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố 37 bị can (đều trú huyện Sông Hinh, Phú Yên) để điều tra về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.
Theo điều tra ban đầu, ngày 14/11/2020, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ea Sô (huyện Ea Kar, Đắk Lắk) nhận được tin báo, tại khu vực dọc sông Ea Pích, gần trạm kiểm lâm số 5, xảy ra vụ khai thác gỗ trái pháp luật.
Từ đó Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra. Qua nhiều tháng tích cực điều tra, xác minh, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác gồm nhiều cán bộ điều tra thường xuyên bám sát địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) để tiếp cận các nhóm đối tượng nghi vấn trong vụ việc.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định, vào khoảng cuối tháng 10/2020 đối tượng Ma Khanh đã rủ một số người vào KBTTN Ea Sô khai thác gỗ bán kiếm tiền tiêu xài. Sau đó, một nhóm khoảng 20 người cùng trú tại huyện Sông Hinh rủ nhau cùng đi khai thác gỗ. Nhóm này góp tiền mua 5 cưa tay và các vật dụng khác phục vụ cho việc khai thác gỗ. Nhóm trên tập trung, cùng nhau vượt sông Krông Năng vào tiểu khu 618, 622 thuộc KBTTN Ea Sô, cạnh hai bên bờ sông Ea Pích.
Tại đây, các đối tượng khai thác 19 cây gỗ căm xe. Số gỗ các đối tượng khai thác, mang đi khoảng 20 lóng gỗ, kích thước dài từ 2,5 - 3,7m đường kính 30cm. Tang vật còn sót lại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ hơn 6m3 gỗ tròn.
Sau khi khai thác, các đối tượng cùng nhau đưa gỗ vượt sông về buôn Zô (xã Ea Ly, huyện Sông Hinh). Tại đây, Ma Khanh gọi điện thoại thuê người đưa xe máy cày độ đến bờ sông trục vớt gỗ và đưa về nơi tập kết.
Ma Khanh gọi người đến mua số gỗ này với số tiền 80 triệu đồng, sau đó cả nhóm chia nhau mỗi người hơn 3 triệu đồng.
Đến đầu tháng 11/2020, Nguyễn Xuân Ban (trú huyện Sông Hinh) nghe nhóm của Ma Khanh nói chuyện về việc khai thác gỗ bán kiếm tiền tiêu xài nên nảy sinh ý định đi khai gỗ. Ban rủ thêm 3 người khác cùng đi.
Ngày 8/11, nhóm Ma Khanh tiếp tục vào KBTTN Ea Sô. Lúc này, tổng số người tham gia gồm 30 người. Trong đợt khai thác này, ngoài nhóm của Ma Khanh thì còn nhóm Trần Văn Tú (Hải), Hoàng Anh Sáng và nhóm do đối tượng Ban cầm đầu.
Sau khi vào tiểu khu 618, 622, nhóm Ma Khanh sử dụng 5 cưa cá mập khai thác 37 cây gỗ căm xe trong 3 ngày. Số gỗ các đối tượng đã khai thác khoảng 30 lóng gỗ, kích thước dài từ 2,5-3,7m, đường kính 30cm; gỗ còn để lại hiện trường hơn 13m3 gỗ tròn.
Sau khi đưa gỗ vượt sông về buôn Zô, Ma Khanh tiếp tục thuê người trục vớt, rồi gọi người đến mua với số tiền 100 triệu đồng; bán 8 trụ đề ba, với số tiền 26 triệu đồng, sau đó chia mỗi người 3,8 triệu đồng tiêu xài cá nhân.
Cũng theo điều tra, nhóm Nguyễn Xuân Ban gồm 4 đối tượng, từ ngày 8-14/11/2020 đã khai thác 5 cây gỗ căm xe, có khối lượng 3,3m3 gỗ tròn tại tiểu khu 622. Trong đó, 4 lóng đã được nhóm này đưa về và bị thu giữ tại xã Ea Ly (Sông Hinh).
Đối với nhóm Trần Văn Tú (Hải), Hoàng Anh Sáng, vào khoảng ngày 10/11/2020, các đối tượng đã đến tiểu khu 618 khai thác được 6 lóng gỗ căm xe, đường kính khoảng 30cm, dài 1,2m, rồi thuê Đạo trục vớt, đưa về buôn Zô (xã Ea Ly), bán được 7 triệu đồng.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, từ cuối tháng 10 đến 14/11/2020, 37 đối tượng nói trên đã vào tiểu khu 618-622 KBTTN Ea Sô cắt hạ tổng khối lượng quy tròn 43m3 gỗ căm xe.
Hiện, Công an huyện Ea Kar đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.