Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thời gian qua huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đang khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại lớn.
Theo số liệu từ ngành chức năng, hiện nay, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện Yên Minh (Hà Giang) là 106.685 con, đàn gia cầm 432.300 con. Được biết, việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại xuất hiện tại huyện Yên Minh từ sớm nhưng còn hạn chế về số lượng.
Nhờ sự định hướng và nhiều chính sách khuyến khích, đến nay, toàn huyện Yên Minh có 23 hộ đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, cho thu nhập từ 100 – 500 triệu đồng/năm. Cùng với đó, tập trung thực hiện chuyển đổi phương thức chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ sang chăn nuôi trang trại để sản xuất hàng hóa, riêng năm 2021, huyện xây dựng, phát triển mới 7 gia trại, đạt 233% kế hoạch tỉnh Hà Giang giao. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Thắm, thôn Nà Tèn, thị trấn Yên Minh chủ yếu chăn nuôi theo hướng nhỏ lẻ, giá trị kinh tế không cao. Năm 2019, được sự định hướng của chính quyền địa phương và tiếp cận với nguồn vốn vay từ Nghị quyết số 86 của HĐND tỉnh Hà Giang; chị mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua máy ấp trứng, quy hoạch lại vườn rộng 0,5 ha để chăn nuôi gà. Lấy ngắn nuôi dài, gia đình tập trung nuôi gà thịt từ khoảng tháng 8 đến tháng 1 năm sau để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán; các tháng còn lại ấp con giống bán ra thị trường.
Chị Thắm cho biết, trung bình mỗi lứa gà thịt gia đình nuôi khoảng trên 2.000 con gà giống địa phương, trọng lượng đạt khoảng 2 kg/con là xuất bán. Với con giống, mỗi năm ấp khoảng 10.000 con vịt, ngan các loại. Kết hợp chăn nuôi với thả vườn, chăm sóc theo đúng kỹ thuật, tiêm phòng đầy đủ nên gia cầm không bị dịch bệnh. Trung bình mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình thu được trên 100 triệu đồng.
Còn tại xã Mậu Duệ (Yên Minh), thời gian qua, phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại là định hướng xuyên suốt được cấp ủy, chính quyền địa phương khuyến khích người dân thực hiện. Thông tin trước báo chí, ông Hoàng Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch xã Mậu Duệ cho biết: “Xác định mở rộng chăn nuôi theo hướng gia trại là “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển; hàng năm, xã tập trung chỉ đạo thực hiện các phương án phát triển kinh tế gia trại gắn với các chương trình nông nghiệp trọng tâm. Đồng thời, ưu tiên các nguồn vốn vay ưu đãi để người dân tiếp cận đầu tư sản xuất. Hiện, trên địa bàn xã có 6 gia trại chăn nuôi lợn thịt tập trung tại thôn Kéo Hẻn, quy mô trên 100 con/gia trại. Đặc biệt, có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư máy rang hạt, giúp thức ăn chăn nuôi thơm ngon, đàn lợn lớn nhanh, chất lượng thịt tốt”.
“Trung bình, mỗi năm 1 gia trại chăn nuôi lợn tại xã Mậu Duệ thu được trên 200 triệu đồng tiền lãi. Từ hiệu quả thực tế đó, thời gian tới, xã tiếp tục đôn đốc các hộ tái đàn, khuyến khích mở rộng quy mô nhỏ từ 30 – 50 con lên trên 100 con/hộ. Đồng thời, tăng cường tập huấn, chỉ đạo đội ngũ thú y cơ sở hướng dẫn người dân các biện pháp phòng bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế”, ông Nghĩa cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Minh chia sẻ: Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao so với chăn nuôi nhỏ lẻ và giúp người chăn nuôi hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và áp dụng KH – KT vào sản xuất nên năng suất, chất lượng được nâng cao. Hiện nay, trang trại, gia trại trên địa bàn huyện tập trung vào chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm. Để giúp người dân phát triển các mô hình, các cấp, ngành chức năng huyện khuyến khích, hỗ trợ người dân vay vốn, đào tạo, tập huấn chuyển giao KH – KT; liên kết với doanh nghiệp, HTX nhằm tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường bền vững cho người chăn nuôi.
Năm 2022, huyện sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và hình thành các cơ sở sản xuất giống, làm tốt công tác thụ tinh nhân tạo trâu bò, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật; khuyến khích người dân mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại và hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, ông Chương nói.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…