Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 4 năm 2021 | 23:28

Đẩy mạnh tuần tra kiểm soát “quyết chiến” với lâm tặc

Không quản thời tiết nắng hay mưa, những cán bộ bảo vệ rừng rừng phòng hộ luôn làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn môi trường sinh thái… Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng vi phạm luật báo vệ rừng.

Những cán bộ bảo vệ rừng tại Khe Bu, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ sông Chàng, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) trong một chuyến tuần tra rừng. Để hiểu được sự vất vả, khó nhọc, hiểm nguy, với những bữa cơm rừng ăn vội, sống trong bóng tối, trắng đêm phục kích lâm tặc.
 
Để chuẩn bị đồ đi tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ, săn bắt động vật trái phép… Ngay từ sáng sớm, những cán bộ bảo vệ rừng Khe Bu đã chuẩn bị cơm nắm, có hôm chỉ mang lương khô, mì tôm, vài ba chai nước lọc… đem theo ăn tạm trong rừng.
 
rg.jpg
Sau nhiều tiếng vượt đèo, lội suối những cán bộ bảo vệ rừng Khe Bu nghỉ ngơi, ăn tạm lương khô và tiếp tục tuần tra, kiểm soát để bảo vệ tài nguyên rừng. Ảnh: Vũ Thượng 
Ông Lê Nhật Duyệt-Trưởng trạm bảo vệ rừng Khe Bu thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ sông Chàng nói: "Trạm bảo vệ rừng Khe Bu có 3 người, được giao tuần tra, kiểm soát 2.041 ha rừng. Công việc của chúng tôi là hằng ngày đi tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, đất rừng… Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có rừng giáp ranh để kịp thời xử lý các đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép".
 
"Có những lần tuần tra, anh em chúng tôi nghe có tiếng cưa xăng đang đốn hạ cây rừng. Bằng biện pháp nghiệp vụ, chúng tôi tiến sát để kiểm tra, nhưng nhóm "lâm tặc" rất manh động, lại có vũ khí. Anh em chúng tôi thì lực lượng mỏng, lúc đó chỉ còn cách "đánh tỉa" mới bắt được bọn "lâm tặc". Có nhiều đối tượng hung hăng, bất chấp chúng hành hung, trả đũa nhưng chúng tôi đâu có sợ. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của chúng tôi...", ông Lê Nhật Duyệt kể.
 
Với những cán bộ bảo vệ rừng Khe Bu, không chỉ đối mặt với hiểm nguy rình rập bị trả đũa, mà cuộc sống sinh hoạt cũng hết sức vất vả. Ở nơi "rừng thiêng nước độc", không điện sáng, không nước sinh hoạt, không sóng điện thoại…
 
Cuộc sống rừng núi khó khăn, để có thực phẩm, những cán bộ bảo vệ rừng tại đây phải lặn lội hàng chục km đường rừng ra thị trấn để mua, dự trữ đồ ăn cho cả tuần. Nhiều hôm thời tiết bất lợi, những cán bộ bảo vệ rừng Khe Bu phải ăn cơm chan với nước mắm, muối trắng, rau rừng…
logo-z2430586258703e96e03ed7d5e3baf09ac27616ee99114-16182422312431566337532.jpg
Trạm bảo vệ rừng Khe Bu không có điện sáng. Ảnh: Vũ Thượng
Công việc của những người bảo vệ rừng Khe Bù là tuần tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Hằng ngày, những người bảo vệ rừng nơi đây thường đi bộ gần 20 km đường rừng, có nhiều đoạn đường quanh co, khúc khuỷu, leo núi rồi xuống dốc rất nguy hiểm.
 
Ngoài việc tuần tra, bảo vệ rừng, những cán bộ bảo vệ rừng Khe Bu còn tích cực trồng rừng, phát triển rừng. Họ vẫn ngày đêm duy trì công việc, nhiệm vụ của mình để màu xanh của rừng mãi tươi tốt.
 
"Ban quản lý rừng phòng hộ sông Chàng hiện được giao 8.250,3 ha rừng (bao gồm đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất). Với 10 tiểu khu, chia đều 4 trạm bảo vệ rừng, điều kiện tại các trạm hết sức thiếu thốn, trạm xa nhất cách trung tâm gần 30 km nằm sâu trong rừng, ở đó không có điện, không có nước sinh hoạt, không sóng điện thoại…", ông Hàn Văn Huyền-Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ sông Chàng trao đổi.

 

 

 

 

Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn

Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình là đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng đầu nguồn. Hiện nay ban có 29 cán bộ nhân viên và có 9 trạm chốt quản lý bảo vệ và phát triển rừng với tổng diện tích trên 39.752 ha thuộc địa bàn 8 xã trên địa bàn toàn huyện.

Để công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đạt và vượt kế hoạch đề ra, ngay từ những tháng đầu năm 2021, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với chính quyền cơ sở kiểm tra các khu trọng điểm, vùng giáp ranh để truy quét các đối tượng có hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Thường xuyên tuần tra, kiểm tra các tuyến đường thường hay vận chuyển lâm sản nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy cũng được Ban quản lý rừng phòng hộ thường xuyên chú trọng. Cụ thể trong quý I/2021 đơn vị tuần rừng được 114 lần với 410 lượt người tham gia, phát hiện 02 vụ vi phạm, đơn vị đã lập hồ sơ ban đầu báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình theo quy định.

 

img_20201016_152624.jpg
Cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình tuần tra bảo vệ rừng (Nguồn: vanhien)

Với những những kết quả đạt được, tin tưởng răng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong năm Ban quản lý rừng phòng hộ huyện đạt và vượt kế hoạch đề ra, từ đó góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái đây là điều kiện quan trọng để Lâm Bình thu hút du khách du lịch đến với địa phương, qua đó giúp người dân trên địa bàn khai thác hiệu quả nguồn tài nguyền rừng theo hướng hiệu quả, bền vững .

Lấy mác doanh nghiệp ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất rừng

Mặc dù chưa được các cấp có thẩm quyền đồng ý cho chuyển đổi mục đích sử dụng, Công ty TNHH Minh Thắng đã bỏ qua các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng,… Từ đó cố tình thay đổi hiện trạng sử dụng đất, tiến hành "xẻ thịt" hàng nghìn m2 đất lâm nghiệp để xây dựng nhà xưởng chế biến gỗ trái phép tại khu 7, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông,  tỉnh Phú Thọ.

Được biết, nằm giữa khu vực đồi trồng rừng sản xuất là hệ thống nhà xưởng chế biến gỗ hoành tráng của Công ty TNHH Minh Thắng. Để có cơ ngơi đồ sộ như hiện tại, ông Đặng Đình Chung – Giám đốc Công ty TNHH Minh Thắng đã thu mua đất của nhiều hộ gia đình trong khu vực để nhằm san gạt mặt bằng, xây dựng công trình.

Trên thực tế cho thấy, bên trong khu đất 13.300m2 có ít nhất 2 nhà xưởng chế biến gỗ, 2 nhà điều hành và 1 số công trình còn dang dở. Bên ngoài được bao quanh bằng các hàng rào kiên cố.

 

2-16183650967291938973676.jpg

 

công-ty-tnhh-minh-thắng-ngang-nhiên-xây-dựng-nhà-máy-chế-biến-gỗ-khi-chưa-được-các-cấp-có-thẩm-quyền-cho-phép.jpg
Công ty TNHH Minh Thắng ngang nhiên xây dựng nhà máy chế biến gỗ khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép (Nguồn theo: Tổ Quốc)

Một người dân bức xúc cho biết: "Một công trình đồ sộ được xây dựng suốt thời gian qua mà chúng tôi không thấy có đơn vị quản lý nào xử lý vi phạm. Nếu là người dân xây dựng chắc bị đình chỉ, phá dỡ ngay từ đầu rồi. Không hiểu vì sao ông giám đốc lại ngang nhiên như vậy". Cùng bức xúc như ông H., một số hộ dân xung quanh cũng cho rằng, không thể có chuyện công trình xây dựng đồ sộ, được xây ngay cạnh đường lớn mà không một cấp quản lý nào nắm được, ông Nguyễn Đức H. (khu 7, xã Dân Quyền) nói.

Để tìm hiểu rõ hơn vụ việc này, thông tin báo chí ông Đào Tiến Lực – Chủ tịch UBND xã Dân Quyền. Trao đổi với PV, ông Lực cho biết: "Sau khi nhận được phản ánh về việc Công ty TNHH Minh Thắng xây dựng nhà xưởng chế biến gỗ trái phép, ngày 20/1/2021 UBND xã đã lập biên bản kiểm tra hiện trạng.

Theo biên bản kiểm tra hiện trạng, tại thời điểm kiểm tra, công ty không xuất trình được giấy tờ để chứng minh cơ quan có thẩm quyền cho phép san gạt và xây dựng nhà xưởng, UBND xã Dân Quyền cũng yêu cầu Công ty TNHH Minh Thắng dừng mọi hoạt động xây dựng.

 

3-1618365117245286741222.jpg
Biên bản kiểm tra hiện trạng đối với Công ty TNHH Minh Thắng (Nguồn theo: Tổ Quốc)

Cũng theo ông Lực, hiện Công ty TNHH Minh Thắng đang hoàn thiện mọi hồ sơ thủ tục về việc chuyển đổi mục đổi sử dụng đất và xin giấy phép san gạt, xây dựng nhà xưởng. Đồng thời xã cũng đã báo cáo lên UBND huyện Tam Nông về sự việc trên. Chiều 31/3, trao đổi vớ báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, công ty TNHH Minh Thắng vẫn chưa được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như giấy phép san gạt, xây dựng nhà xưởng…

Sau khi nắm bắt được thông tin, UBND huyện đã yêu cầu Công ty TNHH Minh Thắng dừng mọi hoạt động. Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện cho công ty hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi đi vào hoạt động", ông Hùng cho biết thêm. Tuy nhiên, theo thực tế, đến ngày 3/4, Công ty TNHH Minh Thắng vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống nhà xưởng, nhà điều hành…

 

5-1618365265436183266568.jpg
Công ty TNHH Minh Thắng được UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý chủ trương cho phép đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa được cấp phép xây dựng… (Nguồn theo: Tổ Quốc)

Được biết, ngày 10/11/2020 UBND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định chủ trương đầu tư chấp thuận cho Công ty TNHH Minh Thắng được đầu tư xây dựng nhà xưởng chế biến gỗ tại khu 7, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Công ty này vẫn chưa hoàn tất các thủ tục khác như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa được cấp phép xây dựng.

Mặc dù công trình sai phạm tồn tại nhiều tháng nay, nhưng đến thời điểm này người dân vẫn chưa nhận thấy có sự quyết liệt của chính quyền địa phương. Phải chăng UBND xã Dân Quyền đang làm ngơ cho sai phạm của Công ty TNHH Minh Thắng?

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top