Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020 | 23:25

ĐBSCL có 375 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Hiện, vùng ĐBSCL có 375 sản phẩm OCOP, trong đó số lượng sản phẩm đạt 3 sao chiếm gần 62,7%, sản phẩm 4 sao là 33%. Với số liệu nói trên, ĐBSCL là vùng có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 3 cả nước.

Sản phẩm làng nghề ở Bến Tre gắn với phát triển du lịch

 

Chiều 16/11, Bộ Nnông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị đánh giá “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 khu vực phía Nam”.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến tháng 10/2020, đã có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm. Đã có 2.169 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên, đạt 90,4% mục tiêu của chương trình giai đoạn 2018-2020.

Tại các tỉnh, thành phía Nam có 11 địa phương tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, với số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng chiếm 18,07% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. Trong đó, có 3 tỉnh ĐBSCL là Bến Tre, Sóc Trăng và Đồng Tháp nằm trong nhóm 10 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước.

Hiện, vùng ĐBSCL có số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 3 cả nước, với hơn 375 sản phẩm, chiếm 17,3%; trong đó số lượng sản phẩm đạt 3 sao chiếm gần 62,7% và sản phẩm 4 sao là 33%.

Đặc biệt, các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ có cách làm sáng tạo, phát huy lợi thế của các sản phẩm vùng miền như trái cây, lúa gạo, du lịch sinh thái để lựa chọn, tập trung phát triển các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của từng địa phương, hình thành chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá cao những kết quả tích cực từ chương trình OCOP, đặc biệt chương trình đã thu hút sự tham gia và phát huy tốt vai trò của phụ nữ thông thôn, các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương. Tới đây, cần tiếp tục phát huy để chương trình đạt hiệu quả cao hơn góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn…

Trà Vinh: Chuyển đổi 3.790 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

Tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt phương án chuyển đổi 3.790 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh trong năm 2021.

 

Rừng phòng hộ ven biển tỉnh Trà Vinh

 

Đồng thời, Trà Vinh cũng sẽ chuyển đổi trên 14.940 ha đất lâm nghiệp quy hoạch phát triển rừng phòng hộ sang phát triển rừng sản xuất, trong đó, diện tích có rừng là trên 3.790 ha, đất trống quy hoạch trồng rừng trên 700 ha, đất khác (đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bãi bồi ven sông, ven biển) khoảng 10.450 ha.

Việc chuyển đổi nói trên nhằm cơ cấu lại các loại rừng và đất lâm nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tạo sự ổn định trong phát triển sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Qua đây, làm cơ sở để xây dựng các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chặt chẽ và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng các loại rừng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Qua khảo sát, diện tích rừng phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất ở Trà Vinh chủ yếu là diện tích trồng các chủng loại cây rừng ngập mặn (Đước, Dừa nước và rừng hỗn giao) kết hợp nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển của các huyện Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải.

Diện tích rừng ở các khu vực này luôn có sự cạnh tranh gây gắt giữa diện tích rừng và mặt nước nuôi thủy sản dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và tỷ lệ trồng rừng không đạt theo quy hoạch do hiện tại là rừng phòng hộ không được khai thác. Khi chuyển sang rừng sản xuất các chủ rừng sẽ có điều kiện trồng lại các loại cây rừng mới có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trà Vinh có tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp khoảng 23.984 ha, trong 05 năm qua, tỉnh đã trồng mới được gần 630 ha rừng tập trung và 300 ngàn cây lâm nghiệp phân tán, nâng tổng diện tích rừng toàn tỉnh đến cuối năm 2020 là 9.365 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 4%, tăng 0,84% so với năm 2015.

Kiên Giang: Sử dụng máy bay gieo sạ lúa

Vụ lúa hè thu năm 2020, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hòn Đất (Kiên Giang) phối hợp Công ty Cổ phần Đại Thành, Ủy ban nhân dân xã Lình Huỳnh triển khai mô hình gieo sạ lúa, phun thuốc bằng máy bay. Máy bay sạ lúa có dung tích bình chứa 16 lít, thời gian sạ lúa 30 phút/ha, lượng giống sạ/lần bay là 5kg giống.

 

Máy bay sạ lúa tại xã Lình Huỳnh (Hòn Đất)

 

Được biết, ruộng mô hình và ruộng đối chứng đều gieo sạ giống lúa DS1. Hai ruộng gieo sạ cùng ngày, chung một lô đất và cùng người canh tác. Ruộng mô hình sạ mật độ 65kg/ha. Ruộng đối chứng sạ bằng máy phun phân bón với mật độ 80kg/ha. Qua thực hiện mô hình ghi nhận thời gian sạ lúa bằng máy bay và thời gian sạ lúa bằng máy phun phân bón tương đương nhau (khoảng 30 phút/ha). Sau khi gieo sạ 5 ngày cho thấy ruộng sạ lúa bằng máy bay tuy có lượng giống ít hơn nhưng lúa lên dày và đều hơn so với ruộng sạ bằng máy phun phân bón.

So ruộng đối chứng, ruộng lúa sạ bằng máy bay có lượng phân đạm và lân thấp hơn từ 5-10kg/ha (do ruộng sạ bằng máy bay lúa lên đồng đều hơn ruộng đối chứng nên không cần phải dặm thêm phân bón); có lượng lúa giống 65kg/ha, ít hơn 15kg/ha, giảm được 195.000 đồng/ha tiền lúa giống. Ruộng trình diễn lợi nhuận 25.956.000 đồng/ha, cao hơn 466.000 đồng/ha so với ruộng đối chứng sạ bằng máy phun phân bón.

Qua thực hiện mô hình trên cho thấy, việc sử dụng máy bay phun thuốc để gieo sạ lúa trên địa bàn xã Lình Huỳnh bước đầu mang lại hiệu quả cho nhà nông và được nông dân tham gia tìm hiểu. Mô hình mang lại một số lợi ích: Hướng việc sản xuất nông nghiệp bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân; giảm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên; giảm bớt công lao động.

Tuy nhiên, việc sử dụng máy bay phun thuốc để gieo sạ lúa còn một số khó khăn như: thời tiết ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa; giá dịch vụ phun thuốc, sạ lúa còn cao; máy bay sạ lúa vận hành phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao nên nông dân khó tiếp cận; mặt bằng đồng ruộng chưa được bằng phẳng, đồng đều...

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top