Theo cảnh báo từ Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) với mức độ xâm nhập mặn dự báo trong tháng 4/2021, cần đề phòng khả năng gây thiếu nước cho khoảng 40.000ha cây ăn quả ở các tỉnh ở ĐBSCL.
Cụ thể, với mức độ xâm nhập mặn trong tháng 4/2021, có khoảng 40.000ha cây ăn quả gồm: Tiền Giang 19.000ha, Bến Tre 15.000ha, Vĩnh Long 1.800ha, Sóc Trăng 3.400ha) và khoảng 5.000ha lúa của tỉnh Trà Vinh có khả năng bị thiếu nước tưới.
Theo Cục Trồng trọt, trong các đợt xâm nhập mặn xảy ra từ đầu năm 2021, một số thời điểm đã ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, nông dân nhiều tỉnh đã chủ động tích nước ngọt tưới cho cây trồng.
Cụ thể, người dân ở Bến Tre đã đào gần 500 ao với dung tích 500m3 nước/ao; tại Tiền Giang, nông dân đã đầu tư 1.200 dụng cụ tích nước tưới, trong đó đào 109 ao với dung tích 2000m3 nước/ao…, việc nông dân đã chủ động tích trữ nước ngọt tưới cho vườn cây ăn quả nên đến nay, xâm nhập mặn chưa gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.
Bến Tre: Hỗ trợ khôi phục vườn dừa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn
Hiện, hầu hết 72.000 ha dừa ở Bến Tre hiện bị giảm năng suất, chất lượng, đa phần giảm từ 30 - 70%, đặc biệt là dừa uống nước. Do dừa bị giảm năng suất, chất lượng nên thu nhập của người trồng dừa bị giảm bình quân 50 - 60%, thậm chí có lúc dừa không bán được vì không đạt tiêu chuẩn. Cùng với tác động của dịch COVID-19, người trồng dừa gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc chăm sóc, phục hồi vườn dừa sau hạn mặn rất hạn chế.
Theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ thì cây dừa không đảm bảo điều kiện để được hỗ trợ khôi phục sản xuất.
Để giúp người trồng dừa có điều kiện mua phân bón, quan tâm chăm sóc vườn dừa, sớm khôi phục và tái sản xuất sau hạn mặn, tránh những ảnh hưởng xấu ở những năm tiếp theo, Bến Tre quyết định hỗ trợ cho người trồng dừa.
Theo đó, đối với vườn dừa chuyên canh hỗ trợ 100% diện tích. Đối với vườn dừa trồng xen (cây dừa là cây trồng chính): dừa công nghiệp: tối thiểu 160 cây/ha; dừa uống nước tối thiểu 200 cây/ha. Diện tích dừa được hỗ trợ không bao gồm diện tích dừa có trồng xen cây ăn trái. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/ha. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt, từ nguồn ngân sách Nhà nước
Trồng khóm theo quy trình VietGAP mang lại giá trị cao
Thời gian qua, các ngành chức năng của huyện Châu Thành đã hình thành HTX, tổ hợp tác trồng khóm giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, qua đó áp dụng vào sản xuất nên năng suất, sản lượng tăng lên.
Được biết, xã Bình An có hơn 1.000 hộ dân trồng khóm trên diện tích khoảng 1.260 ha. Riêng mô hình sản xuất khóm VietGAP thực hiện trên diện tích 70 ha, với 49 hộ tham gia.
Khi người dân tham gia mô hình sản xuất khóm VietGAP sẽ được dự các khóa tập huấn, nắm bắt quy trình trồng đúng kỹ thuật và được hỗ trợ phân hữu cơ 200 kg/ha. Sau khi thực hiện theo đúng quy trình sản xuất VietGAP, năng suất khóm tăng từ 15 - 25%/ha, trọng lượng mỗi quả cũng tăng, đạt khoảng 1,6 - 1,7 kg/quả, trong khi trước đây mỗi quả chỉ khoảng 1,2 kg. Kéo theo đó, giá bán theo đó cũng cao hơn trước từ 1.000 - 2.000 đồng/trái, giúp người dân thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/ha/vụ.
Anh Hồ Văn Đảo, ngụ ấp An Lạc (xã Bình An, huyện Châu Thành), cho biết, trước khi áp dụng VietGAP thu hoạch khóm 4.500 trái/ha/năm. Đến nay, sau một năm triển khai quy trình VietGAP, thu hoạch bình quân đạt 6.000 trái/ha/năm. Đặc biệt, quả khóm đẹp hơn trước, nên có giá cao. Người dân tham gia VietGAP đều rất phấn khởi với hiệu quả sản xuất của mô hình, giúp chi phí sản xuất giảm đáng kể, trong khi lợi nhuận tăng, mang lại giá trị kinh tế cao.
Ông Lê Văn Giàu, Chủ tịch UBND xã Bình An, cho biết, trồng khóm theo mô hình sản xuất VietGAP giúp sản phẩm khóm có chất lượng đồng đều, đẹp mắt, giải quyết đầu ra đồng loạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ môi trường, sức khỏe cho bà con. Ngoài bán trái tươi truyền thống, các sản phẩm từ khóm cũng được phát triển thêm, như sấy khô, nước ép, bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa và xuất khẩu khóm thái lát phơi khô, mứt khóm, bánh khóm...
Gần 100 nghìn học sinh được tiếp cận nguồn nước tinh khiết
Ở ĐBSCL nước hay bị nhiễm mặn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kinh tế của người dân, trong đó, trẻ em là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Mới đây, Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Karofi vừa công bố chương trình “Thấu hiểu hạn mặn - Tinh khiết miền Tây” nhằm hưởng ứng chương trình “Điều ước cho em” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần triển khai Kế hoạch 29/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, 300 máy lọc nước sẽ được lắp đặt để các trường kịp thời có nguồn nước ngọt tinh khiết sử dụng trong mùa hạn mặn năm nay, cũng như cung cấp nước sạch an toàn uống trực tiếp quanh năm cho nhà trường. Gần 100 nghìn học sinh miền Tây được tiếp cận 50 triệu lít nước tinh khiết. Các thiết bị này được bảo hành 3 năm và bảo trì bảo dưỡng 5 năm.
Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết, thấu hiểu hạn mặn - tinh khiết miền Tây” là một chương trình có giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm đối với người dân miền Tây nói chung và trẻ em nói riêng. Nhiều trẻ em Việt Nam vẫn đang thiếu thốn nhiều thứ, do đó, những nỗ lực này chắc chắn sẽ góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, giảm số lượng trẻ em thấp còi, suy dinh dưỡng, tạo điều kiện thiết yếu để các em phát triển khỏe mạnh cũng như mang lại cảm xúc tích cực cho xã hội.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…