Cho người dân vay tiền với lãi suất cao, đến khi họ không còn khả năng để trả nợ thì Nguyễn Văn Cung (24 tuổi, ngụ huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã đến nhà hành hung, dùng dao đe dọa đòi chặt tay.
Trước đó, đầu tháng 4/2018, Cung có cho bà Võ Thị Kim ở xã Ea Eal, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vay 20 triệu đồng với lãi suất 25%/tháng. Mỗi ngày bà Kim phải trả cả lãi lẫn gốc 1 triệu đồng. Và phải trả hết trong thời hạn 24 ngày. Do số tiền phải trả hàng ngày quá cao nên bà Kim không còn khả năng để tiếp tục trả nợ. Ngày 22/1, Cung tìm đến nhà bà Kim để đòi nợ. Tại đây bà Kim nói chưa lo được tiền thì bị Cung dùng tay đánh 2 cái vào mặt rồi Cung tiếp tục xuống bếp nhà bà Kim lục lấy một con dao bầu, một sợi dây xích rồi đe dọa nếu bà Kim không trả tiền thì ngay lập tức sẽ bị Cung trói lại, chặt tay mang về. Do quá sợ hãi nên bà Kim phải đi vay mượn hàng xóm được 4,7 triệu đồng về đưa cho Cung mới được yên thân.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.