Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 9 năm 2021 | 0:38

DN gỗ phát huy sự chủ động xây dựng kịch bản thích ứng với diễn biến dịch

Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) gỗ và tháo gỡ những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đồng thời mong muốn các DN phát huy sự chủ động xây dựng kịch bản phát triển thích ứng với diễn biến dịch.

 

nganh-che-bien-go-xuat-khau-vao-vu-trong-nuoc-chua-soi-dong-1.jpg
Xưởng sản xuất gỗ phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

 

Xuất khẩu gỗ sụt giảm

Vào thời điểm này hàng năm doanh nghiệp gỗ đang phải tất bật chạy hết công suất để kịp thời giao hàng cho đối tác. Năm nay mọi chuyện lại rẽ theo một hướng khác bởi dịch bệnh đang khiến 60% doanh nghiệp của ngành gỗ tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai đang phải tạm ngưng hoạt động do không đáp ứng các tiêu chí 3 tại chỗ.

Đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp ngành gỗ.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong 7 tháng của năm 2021, Việt Nam xuất khẩu trên 8,5 triệu tấn dăm gỗ, mang về hơn 1 tỷ USD cho ngành gỗ, tăng 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên trong tháng 7/2021, lượng và giá trị xuất của mặt hàng này giảm so với tháng trước đó, về lượng xuất 1,03 triệu tấn giảm 17%, về giá trị đạt 135 triệu USD giảm 15,3%.

Ba thị trường xuất khẩu dăm gỗ chính của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Lượng dăm gỗ xuất sang 3 thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2021 chiếm tới 98% tổng lượng xuất của ngành dăm gỗ.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập lớn nhất, chiếm 67% tổng lượng, Nhật Bản chiếm 28% và Hàn Quốc chiếm 3%.

7 tháng của năm 2021, Trung Quốc nhập 5,73 triệu tấn dăm gỗ Việt Nam, đạt 743 triệu USD tăng 21% so với cùng kỳ. Tuy nhiên trong tháng 7/2021, lượng và giá trị xuất so với tháng trước đó đều giảm, về lượng đạt 595.000 tấn, giảm 31,7%; về giá trị đạt 80 triệu USD, giảm 29,2%.

Đối với thị trường Nhật Bản, 7 tháng năm 2021, Nhật Bản nhập 2,34 triệu tấn dăm gỗ Việt Nam, đạt 283 triệu USD, tăng 36,9% về lượng và 27,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 7/2021, lượng dăm xuất sang Nhật Bản là 376.000 tấn, đạt 45,97 triệu USD tăng cả về lượng và giá trị lần lượt là 2,29% và 25,1%.

Với thị trường Hàn Quốc, trong 7 tháng của năm 2021, Hàn Quốc nhập 271.000 tấn dăm gỗ Việt Nam, đạt 36 triệu USD, tăng 18,57% về lượng và 13,3% về giá trị so với cùng kỳ. Lượng và giá trị xuất sang Hàn Quốc giảm trong tháng 7/2021 so với tháng trước đó ở mức 23,9% về lượng và 15,5% về giá trị chỉ đạt 40,04 nghìn tấn ứng với 6,20 triệu USD.

Lo mất cơ hội

Thông tin về tình hình hoạt động hiện nay của doanh nghiệp, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) cho hay, hiện chỉ có khoảng 30-40% trong số hơn 600 doanh nghiệp thuộc HAWA còn duy trì hoạt động. Tuy vậy, với những doanh nghiệp còn tiếp tục sản xuất, công suất cũng chỉ đạt được khoảng 35-40%.

Tại Bình Dương, số lượng doanh nghiệp còn duy trì hoạt động thậm chí còn ít hơn do địa phương này gần đây bị biến chủng mới Delta hoành hành, số ca nhiễm Covid tăng mạnh. Chính điều này đã dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp ngành này không thể hoàn thành kịp đơn hàng để giao cho đối tác trong những tháng còn lại của năm 2021. Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, do phát sinh ca bệnh, khó khăn trong vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cũng như chi phí hoạt động phát sinh cao… nên doanh nghiệp gỗ tỉnh này không thể duy trì.

Tương tự, tại Đồng Nai, ông Nguyễn Trí Phương- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh này cho hay, nhiều doanh nghiệp gỗ trên địa bàn tỉnh có số lượng lao động tập trung rất lớn, quy mô cơ sở vật chất không đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc triển khai phương án “3 tại chỗ” nên đã không thể duy trì hoạt động.

 

photo1631010016308-16310100164921249481112.jpg
Năm nay khả năng rất cao là trong những tháng còn lại việc hoàn thiện các đơn hàng xuất khẩu rất khó

 

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch HAWA - cho biết, cao điểm xuất khẩu của ngành gỗ đã bắt đầu từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 11 nhưng năm nay khả năng rất cao là trong những tháng còn lại việc hoàn thiện các đơn hàng xuất khẩu rất khó. “Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, các thị trường chính của Việt Nam là Mỹ, châu Âu… đang phục hồi, nhu cầu tiêu dùng của người dân tại các thị trường này đang tăng cao. Do đó nếu không cung ứng đủ số lượng sản phẩm theo đơn hàng đã kí từ trước họ sẽ có những phương án khác thay thế”- ông Phương chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tấn An - Phó giám đốc Công ty Ván sàn Sao Nam (Bình Dương) lo ngại rằng việc mất đơn hàng trong thời gian tới là rất lớn. “Nếu Việt Nam không đáp ứng được quá trình giao hàng chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến những doanh nghiệp tại các nước khác. Khi khách hàng đã ra đi việc kết nối lại là vô cùng khó khăn”- ông An nói.

Hiện tại, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai đều đã có những phương án thiết lập “vùng xanh” cho doanh nghiệp khởi động sản xuất. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh đưa ra 4 phương án hoạt động để doanh nghiệp lựa chọn mô hình phù hợp, Bình Dương đã triển khai mô hình “3 xanh” an toàn cho sản xuất và Đồng Nai đã điều chỉnh 3 tại chỗ thành “1 cung đường, nhiều điểm đến “vùng xanh”…

Dù vậy, theo các doanh nghiệp chế biến gỗ thì việc khôi phục ngay quá trình sản xuất lúc này rất khó. Chẳng hạn tại TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Chánh Phương phân tích: Hiện phần lớn người lao động trong ngành gỗ đã sơ tán về các tỉnh, việc gọi những người này trở lại làm việc là không thể trong thời điểm này do di chuyển giữa các địa phương lúc này không được. Thậm chí để có thể hoạt động, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp tuyển nguồn lao động mới nhưng không khả thi do quá trình thử tay nghề, test Covid-19 với nguồn lao động mới cũng phải mất từ 3 đến 4 tuần…

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngành gỗ đã có nhiều buổi thương lượng với khách hàng mong họ thông cảm và lùi thời hạn giao hàng. Song song đó doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ sớm phân bổ và ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động để họ có thể quay trở lại sản xuất.

DN chủ động xây dựng kịch bản phát triển, thích ứng với diễn biến dịch

Trong những tháng cuối năm, dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nếu không có sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, người lao động thì ngành chế biến, xuất khẩu lâm sản khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 14,5 tỷ USD trong năm nay.

Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản tỉnh Bình Dương đề nghị nâng hạng ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động ngành gỗ từ vị trí 13 lên mức 8 trong bảng ưu tiên tiêm vắc xin của Bộ Y tế, đồng thời tạo điều kiện nhanh nhất và đảm bảo nhu cầu tiêm vắc xin cho công nhân ngành gỗ. Theo đó, ưu tiên tiêm phòng cho tất cả lao động trong vùng dịch và các nhà máy đang duy trì sản xuất cả ở trong và ngoài các khu công nghiệp

 

che-bien-g1.jpg
Bộ NN và PTNT mong muốn các doanh nghiệp phát huy sự chủ động xây dựng kịch bản phát triển thích ứng với diễn biến dịch.

 

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản TPHCM nêu ý kiến: "Cần có lộ trình và chính sách hỗ trợ thống nhất giữa các bộ, ngành và địa phương trong triển khai thực hiện, tạo niềm tin cho doanh nghiệp yên tâm để xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển. Cần có chính sách giảm chi phí, bảo hiểm xã hội, thuế và lãi suất ngân hàng. Tôi cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến nguồn tài chính hỗ trợ mới với những doanh nghiệp vượt qua những khó khăn của đại dịch để có thể phát triển và nắm bắt cơ hội, tiếp tục hướng đến mục tiêu là nguồn cung ứng mặt hàng gỗ nội thất lớn của thế giới".

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, Bộ sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp phát huy sự chủ động xây dựng kịch bản phát triển thích ứng với diễn biến dịch. Theo đó, kịch bản hướng đến việc không chỉ giữ các thị trường xuất khẩu truyền thống mà còn đảm bảo các đơn hàng của đối tác từ nay đến cuối năm cũng như sang năm sau; vừa đảm bảo sản xuất, đảm bảo an toàn, vừa tận dụng những lợi thế, cơ hội mở rộng thị trường toàn cầu và có nhu cầu cao về đồ gỗ như hiện nay.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng: "Nhân đây, chúng ta có cơ hội để nhìn lại quá trình hoạt động, từ đó đúc kết các kinh nghiệm để sau này hoạt động của từng doanh nghiệp sẽ tốt lên với những bài học từ quản trị, quản lý ở thời điểm đặc biệt này"./.

 

 

Thanh Tâm (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top