Mới đây, một đoàn nông dân Mỹ “đổ bộ” vào Việt Nam để tìm hiểu mô hình nông nghiệp và giới thiệu sản phẩm đậu tương.
Dưới sự bảo trợ của Hiệp hội nông dân trồng đậu tương Minnesota, một đoàn nông dân Mỹ đã sang Việt Nam tìm hiểu về mô hình canh tác nông nghiệp và tận mắt chứng kiến sản phẩm đậu tương của Mỹ được sử dụng như thế nào ở Việt Nam.
Việt Nam hiện là một trong những nhà nhập khẩu đậu tương chính của Minnesota và một số bang khác ở Mỹ. Chủ yếu đậu tương nhập khẩu được dùng để làm thức ăn cho gia cầm, nuôi trồng thủy sản, và làm đậu phụ.
Joe Doherty, một nông dân đến từ quận Le Sueur (Mỹ) cho hay, đoàn nông dân Mỹ muốn biết được sản phẩm của họ được tiêu dùng thế nào ở Việt Nam, đồng thời muốn chia sẻ kinh nghiệm trồng đậu tương của Mỹ với bà con nông dân Việt Nam.
Nói về chuyến thăm Việt Nam lần này, Joe Doherty phấn khởi chia sẻ: “Đây không chỉ là chuyến thăm nhằm xúc tiến thương mại, mà còn là một hoạt động giao lưu văn hóa giữa nông dân hai nước.”
Chuck Retka đến từ quận Le Sueur cho biết, hầu hết số đậu tương từ Mỹ được nhập về Việt Nam để làm thức ăn cho ngành chăn nuôi. Một điểm thú vị nữa là nhiều nông dân Việt ưa chuộng đậu tương của Hoa Kỳ, Chuck Retka chia sẻ.
Chuck Retka cho biết thêm, từ một nước bị tàn phá bởi chiến tranh, Việt Nam ngày nay đã phát triển mạnh mẽ. “Chiến tranh đã qua đi và chìm vào quá khứ, tôi muốn chứng kiến một Việt Nam đổi mới.”
Trong thời gian ở Việt Nam, đoàn nông dân Mỹ sẽ đi thăm một mô hình nông nghiệp ở phía Bắc, sau đó sẽ vào miền Nam để tham quan mô hình nuôi cá lồng ở Đồng bằng sông Cửu Long./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…