Theo báo cáo của Sở KH&ĐT Hà Tĩnh, 7 tháng đầu năm toàn tỉnh đã thành lập mới 520 DN, với tổng số vốn đăng ký bình quân 8 tỷ đồng/doanh nghiệp, đưa tổng số DN toàn tỉnh hiện nay lên 5.405 DN, tăng 39% so với cùng kỳ, vốn đăng ký tăng 133%. Hà Tĩnh được đánh giá là một trong 7 tỉnh có sự quan tâm bố trí cân đối ngân sách thường xuyên hàng năm cho phát triển DN nhỏ và vừa; một trong 6 tỉnh tổ chức được tương đối tổng thể, toàn diện các chương trình, chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa.
Tại buổi gặp mặt, đối thoại ngoài chia sẻ những khó khăn chung, nhiều ý kiến của các DN thẳng thắn nêu lên những bất cập, vướng mắc tập trung vào các vấn đề: Tình trạng “tham nhũng chính sách”, lợi dụng văn bản, quy định dù đã được bãi bỏ nhưng vẫn lợi dụng văn bản đó để gây khó cho DN; công tác cải cách hành chính, cách điều hành, quản lý của một số đơn vị, sở ngành, địa phương; vấn đề tài nguyên, môi trường,thuế, hải quan, giao thông vận tải được các DN quan tâm… Các DN cũng bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng sau cuộc đối thoại này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng như lãnh đạo các đơn vị, sở ngành, địa phương sẽ có những đổi mới, cải cách mạnh mẽ giúp DN ngày càng phát triển bền vững.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh khẳng định, DN đóng góp rất lớn vào sự phát triển KT – XH của tỉnh. Đây là buổi đối thoại được UBND tỉnh tổ chức công khai, định kỳ hàng năm với cộng đồng DN; là kênh thông tin quan trọng để lãnh đạo kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho DN và nhà đầu tư trên địa bàn. Những chia sẻ của DN thể hiện tinh thần xây dựng, đầy trách nhiệm với tỉnh. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh và các sở ngành, địa phương là phải tiếp thu nghiêm túc và trả lời đầy đủ các kiến nghị của DN.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh khẳng định: "Doanh nghiệp đóng góp lớn vào sự phát triển KT – XH của Hà Tĩnh".
Trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, cởi mở, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cũng chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc mà các DN đang gặp. Đặc biệt, sau sự cố môi trường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT-XH chung của tỉnh Hà Tĩnh cũng như của DN. Tỉnh đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực để đồng hành, hỗ trợ người dân, DN từng bước tháo gỡ, khắc phục khó khăn. Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh cũng mong muốn nhận được nhiều ý kiến thẳng thắn của các DN liên quan đến những khó khăn, vướng mắc mà DN đang gặp, đặc biệt là những vướng mắc do cơ chế, chính sách, những khó khăn khi tiếp cận, làm việc với các đơn vị, sở ngành, địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận, vai trò, trách nhiệm của một số cán bộ cơ quan quản lý có nơi, có lúc chưa cao, yếu kém về chuyên môn, thiếu minh bạch trong xử lý công việc… Quan điểm của tỉnh là xử lý nghiêm những cán bộ liên quan.
Liên quan đến vấn đề cải cách hành chính được nhiều DN quan tâm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tỉnh đang triển khai lập dự án xây dựng trung tâm hành chính công nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, sự hài lòng của người dân và DN.
Trà Giang
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…