Bức xúc về việc bãi rác ô nhiễm gần khu dân cư, việc di dời lên khu tái định cư không đúng hạn, người dân thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nhiều lần “vây” Nhà máy xử lý rác Phú Hà.
Khổ sở vì ô nhiễm
Từ tháng 8/2015, Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn (thuộc Công ty TNHH môi trường Phú Hà) nằm ở xã Kỳ Tân sát QL 12C đi vào hoạt động.
Hơn 40 hộ dân ở thôn Nam Xuân Sơn chịu ảnh hưởng về mùi hôi thối, ruồi tấn công vào nhà, phải mắc màn khi ăn cơm. Để phản đối nhà máy rác gây ô nhiễm, người dân nhiều lần ra căng bạt, cố thủ chặn cổng Nhà máy xử lý rác Phú Hà.
Mới đây, ngày 6/10, nhiều hộ dân ở thôn Nam Xuân Sơn tập trung trước cổng Nhà máy xử lý rác thải Phú Hà để chặn xe chở rác do việc thực hiện đền bù và di dời lên khu tái định cư không đúng hạn.
Ông Nguyễn Văn An, thôn Nam Xuân Sơn, cho biết: “Gần 5 năm qua, cuộc sống người dân bị đảo lộn, phải chịu mùi hôi thối mỗi khi nhà máy xử lý rác vận hành. Mặc dù bà con đã nhiều lần phản ánh nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm”.
Trước tình trạng hàng chục hộ dân ở thôn Nam Xuân Sơn dùng chướng ngại vật chặn xe chở rác vào Nhà máy xử lý rác thải Phú Hà vì gây ô nhiễm, chính quyền và ngành chức năng đã có buổi đối thoại với các hộ dân.
Tại buổi đối thoại, nhiều ý kiến tập trung vào những vấn đề: Lộ trình di dời, tái định cư cho các hộ dân ở thôn Nam Xuân Sơn bằng ngày tháng cụ thể; phải đền bù thiệt hại về tài sản đất đai, nhà cửa, hoa màu.
Lãnh đạo Nhà máy xử lý rác Phú Hà thừa nhận, thời gian qua, do lượng rác thải từ Đức Thọ chuyển về và rác phát sinh tăng đột biến nên có sự quá tải, dẫn đến xử lý không kịp, gây ô nhiễm. Đại diện nhà máy cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm và xin lỗi người dân.
Ông Trần Đình Gia, Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh, cho hay, Phú Hà triển khai hạ tầng khu tái định cư chậm nên huyện đang đốc thúc và nỗ lực hoàn thành nốt việc kiểm kê đền bù. Dự kiến giữa tháng 12, mọi việc sẽ được hoàn thiện để bàn giao.
Người dân mong muốn gì?
“Sau đối thoại với lãnh đạo tỉnh, huyện và lãnh đạo nhà máy, chúng tôi tin rằng, chính quyền địa phương sẽ giữ lời trước dân, cũng như thấu hiểu nỗi khổ mà bà con đã chịu đựng suốt thời gian qua để sớm di dời đến nơi tái định cư như cam kết. Chúng tôi mong muốn và đề nghị chính quyền phải làm rõ khi nào triển khai thực hiện hoàn thành việc đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, di dời người dân lên khu tái định cư mới ở Đồng Bàu - Rộc Rỏi, xã Kỳ Tân, cách nơi ở hiện tại khoảng 3,5km, để ổn định cuộc sống?”, một người dân cho hay.
Theo cán bộ UBND xã Kỳ Tân, việc chậm đền bù và di dời hơn 40 hộ dân ở thôn Nam Xuân Sơn lên khu vực tái định cư có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu tái định cư chậm tiến độ vì lâu nay mưa nhiều. Thứ hai, việc kiểm kê, xác định nguồn gốc đất còn gặp nhiều vướng mắc nên chưa áp giá đền bù cho người dân.
Theo tiêu chuẩn xây dựng, nhà máy rác phải đảm bảo cách nhà dân 300-500m, nhưng ở thôn Nam Xuân Sơn, có hộ dân chỉ cách nhà máy tầm 50m. Việc chậm trễ trong đền bù và di dời hơn 40 hộ dân ở thôn Nam Xuân Sơn, vùng bị ảnh hưởng ô nhiễm của nhà máy xử lý rác, lên khu vực tái định cư khiến người dân bức xúc cũng có cơ sở. Rất mong các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh sớm có phương án để giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.