Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 11 năm 2018 | 10:8

Doanh thu kỷ lục từ vụ mùa nhãn, vải

Thời tiết thuận lợi và đặc biệt là cách thức tổ chức quảng bá, bán hàng với sự tham gia của doanh nghiệp, người dân và chính quyền đã giúp vụ nhãn, vải năm 2018 của một số tỉnh miền Bắc thành công vượt trội.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Hội nghị xúc tiến thương mại nhãn lồng Hưng Yên hồi tháng 8/2018 - Ảnh: VGP

UBND tỉnh Hưng Yên vừa có báo cáo lãnh đạo Chính phủ về kết quả sản xuất, tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên năm 2018, cho biết 3.820 ha thu hoạch nhãn của tỉnh đã cho sản lượng nhãn quả đạt trên 48.300 tấn, là sản lượng lớn nhất từ trước tới nay, tăng 30% so với năm 2017.

Trong đó, có 1.743 tấn nhãn thực hiện tiêu thụ theo hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp, thương nhân, có các hệ thống chuỗi siêu thị lớn như: BigC, Fivimart, Coopmart, Vinmart,... và lần đầu tiên, quả nhãn hiện diện, phục vụ khách hàng trên các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Nhãn được tiêu thụ trực tiếp tại các sự kiện xúc tiến thương mại do tỉnh Hưng Yên tổ chức trên 120 tấn,...

Tổng số lượng nhãn đã tiêu thụ năm nay là 47.970 tấn, bằng 99,31 % tổng sản lượng thu hoạch. Giá bán bình quân cả niên vụ từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, cá biệt có giống nhãn Đường phèn, T6, T2,... giá bán từ 70.000 - 130.000 đồng/kg. Tổng doanh thu từ nhãn trên địa bàn toàn tỉnh giá trị thực tế đạt khoảng 1.050 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ đồng so với năm 2017, đem lại thu nhập khá cho người trồng nhãn, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2018.

Trong khi đó, tại tỉnh Bắc Giang, kết thúc vụ vải năm 2018, tỉnh này đã thu hoạch 215.800 tấn vải, tổng giá trị ước đạt 5.755 tỷ đồng, tăng 124.300 tấn và gần 450 tỷ đồng so với sản lượng và giá trị của vụ vải năm 2017. Nhờ mức thu từ vụ vải mà chỉ qua 9 tháng, tỉnh Bắc Giang đã vượt trên 11% dự toán thu ngân sách địa phương của cả năm 2018. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cũng thông báo đây là vụ vải thiều đạt sản lượng và giá trị cao nhất từ trước tới nay.

Chỉ ra con đường đi tới thành công này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 3 tổ chức mới đây cho rằng chính quyền doanh nghiệp và người dân của các địa phương này đã triển khai hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020.

Trong đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh nhờ chủ động tổ chức tiêu thụ tốt, làm tốt khâu xúc tiến thương mại, quảng bá ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, nên sản phẩm được mùa, được cả giá và tiêu thụ tốt chứ không xảy ra tình trạng được mùa, mất giá như những năm trước.

Thực tế, đây cũng là năm đầu tiên một số tỉnh miền Bắc này tổ chức những sự kiện quảng bá độc đáo tới các đặc sản địa phương như Bắc Giang tổ chức Diễn đàn Kinh tế về sản xuất, tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn; Hưng Yên tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại nhãn lồng và nông sản; Hải Dương tổ chức Lễ hội vải thiều Thanh Hà,...

Riêng đối với quả nhãn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng cho biết từ các sự kiện xúc tiến thương mại nhãn với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, trang trại, nhà vườn,… đã tác động tích cực tới tiêu thụ nhãn bằng các hình thức khác (bán tại vườn, thương nhân mua gom tại các chợ, các nhà vườn tự mang bán,...) là trên 46.000 tấn, trong đó xuất khẩu 300 tấn nhãn ra các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Australia và ASEAN,...

Tuy nhiên, các địa phương này cũng cho rằng vẫn còn nhiều công việc cần tiếp tục chuẩn bị, triển khai trong các vụ mùa tới nhằm giải quyết việc phát triển thương hiệu, mẫu mã bao bì sản phẩm gắn với tem truy xuất nguồn gốc nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường; đẩy mạnh hơn nữa xúc tiến tiêu thụ, mở rộng thị trường, nhất là thị trường trong nước; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ vải thiều và tiếp cận thị trường, đối tác mới,...

 

Thành Chung
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top