Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 1 năm 2016 | 1:39

Độc đáo làng nuôi thú rừng

Ước mơ làm giàu đã trở thành hiện thực với nhiều nông dân xã Tam Lãnh (Phú Ninh - Quảng Nam) khi họ cung cấp ra thị trường những loại thú rừng nuôi, đặc sản như dúi (cúi lúi), chồn hương, heo rừng, nhím. Nắm bắt được quy luật: “hàng độc - giá cao” trên thị trường, nhiều nông dân xã Tam Lãnh đã mạnh dạn đầu tư, phát triển trang trại nuôi động vật hoang dã, cung cấp cho thị trường nhiều loại đặc sản được ưa chuộng. Nhờ đó, nhiều người đã giàu lên với mô hình này

Người dân thôn Trung Sơn ai cũng khâm phục chuyện làm giàu của chị Nguyễn Thị Phượng, 28 tuổi với mô hình nuôi dúi, nhím cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Mỗi cặp dúi giống chị bán ra với giá 600.000 đồng đến 1,2 triệu đồng. Số lượng dúi sinh sản của chị luôn được duy trì với số lượng lớn, cung cấp cho các cơ sở lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh. Còn nhím, do hiệu quả không cao, chị nuôi với số lượng ít hơn và bán ra thị trường với giá 300.000 - 400.000 đồng/con, từ 4 - 6 triệu đồng/cặp nhím giống.

Anh Phan Như Phi cũng có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm nhờ mô hình nuôi heo rừng. Sau khi xin giấy phép chăn nuôi cuối năm 2008, anh được chọn làm mô hình thí điểm của Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Phú Ninh và được hỗ trợ 60% chi phí. Nhờ vậy, anh đã đầu tư vào chuồng trại và nguồn thức ăn một cách kỹ lưỡng. Từ đó, anh xây dựng được thương hiệu “heo rừng sạch”, cung cấp số lượng lớn heo rừng giống và thịt ra thị trường.

Anh Huỳnh Văn Thạch ở thôn 6 kể, cách đây 2 năm, trên đường đi làm rẫy về phát hiện trên bộng cây có 3 con chồn hương, thấy thích nên anh đem về nuôi như thú cưng trong nhà. Đến nay, chồn sinh sản được 4 con và 1 con đang trong thời kỳ mang thai. Tình cờ anh biết được chồn hương bán rất được giá (bình quân 1,2 triệu đồng/con) nên nảy ra ý định đầu tư nuôi chồn hương để phát triển kinh tế gia đình. Hiện, mô hình đang phát triển tốt, hứa hẹn cho thu nhập cao.


Bà Bùi Thị Quang đang chăm sóc nhím.

Võ Thịnh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top