Nông thôn mới đã thổi luồng sinh khí thúc đẩy phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng, thi đua sản xuất - kinh doanh…
Đó là kết quả của quá trình phấn đấu và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong XDNTM để Cư Ni (Ea Kar, Đắk Lắk) hoàn thành 19/19 tiêu chí năm 2018.
Mô hình nuôi gà lai chọi của gia đình bà Triệu Thị So ở thôn Quảng Cư 2.
Tập trung cho nhiệm vụ ưu tiên
Khi triển khai Chương trình XDNTM, mặc dù xuất phát điểm thấp nhưng Cư Ni với tinh thần, nỗ lực cố gắng, đã huy động các nguồn lực, vận động nhân dân triển khai thực hiện từng tiêu chí.
Trao đổi về công cuộc XDNTM, ông Nhữ Đình Tuyến, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Là xã khó khăn, khi triển khai XDNTM, Cư Ni đã tranh thủ và lồng ghép nguồn vốn của nhiều chương trình, phấn đấu đạt từng tiêu chí, huy động đồng bộ các nguồn lực tham gia. Trong đó ưu tiên số một của xã là đầu tư những công trình thiết yếu, liên quan đến đời sống dân sinh như hạ tầng giáo dục, giao thông, điện, thủy lợi; hơn cả là đầu tư cho sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
Quá trình thực hiện, Cư Ni đã tạo được sự đồng thuận cao, phát huy tính dân chủ tập thể trong nhân dân. Qua hơn 8 năm triển khai XDNTM, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, chung sức của cả hệ thống chính trị, xã đã huy động tổng nguồn kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng đạt 26.000 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 400 triệu đồng; ngân sách tỉnh 12.960 triệu đồng; ngân sách huyện 604 triệu; ngân sách xã 300 triệu đồng; nhân dân đóng góp 6.300 triệu đồng….
Từ nguồn vốn trên, các công trình như: Đường giao thông, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa… được đầu tư xây dựng, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới.
Quan tâm xóa đói giảm nghèo
Cùng với việc đẩy mạnh Chương trình XDNTM, phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu giảm nghèo đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể tại xã Cư Ni. Người nghèo từng bước được cải thiện về đời sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều hộ đã mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, chủ động phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Điển hình cho những hộ dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để vươn lên thoát nghèo bền vững là gia đình bà Triệu Thị So ở thôn Quảng Cư 2. Năm 2014, được sự hướng dẫn của cán bộ UBND xã, gia đình bà So mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cùng với 4 triệu đồng từ Quỹ chi hội phụ nữ thôn để đầu tư nuôi gà lai chọi. Ban đầu, gia đình bà So mua 200 con gà giống lai chọi về nuôi, nhờ nắm vững kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tăng trọng nhanh.
Qua hơn 4 năm nuôi gà lai chọi theo hình thức gối vụ, bình quân một năm gia đình bà nuôi 4 vụ, mỗi vụ khoảng 2.000 con gà thương phẩm; trừ chi phí, thu lãi trên 120 triệu đồng.
Cư Ni có 75% dân số làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng cà phê, tiêu và điều, có năm nông sản rớt giá, nhiều diện tích cây trồng bị chết do dịch bệnh, thời tiết, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế đời sống của người dân.
Từ thực tế đó, chính quyền xã đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển kinh tế, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật…, góp phần nâng cao kiến thức cho người dân, giúp bà con mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, hướng đến giảm nghèo bền vững.
Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo, tính đến hết năm 2018, xã Cư Ni còn 286 hộ nghèo, chiếm 6,57%, giảm 244 hộ so với năm 2017. Bình quân thu nhập đạt 35 triệu đồng/người/năm (2018).
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.