Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 9 năm 2019 | 16:8

Đông Sơn đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 28/9, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019 và công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ngũ trò Viên khê (dân ca Đông Anh).

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã trao Bằng của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn NTM năm 2019. Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trao Bằng của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ngũ trò Viên Khê.
 
Phấn đấu đến năm 2025 là huyện NTM kiểu mẫu
70942687_2435990779782615_8294781389992099840_n.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng trao bằng của Thủ tướng Chính phủ công nhận Đông Sơn đạt chuẩn NTM 2019

Dù là huyện giáp ranh với TP. Thanh Hóa nhưng bước vào xây dựng NTM, kinh tế Đông Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau hơn 9 năm xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn Đông Sơn đã khởi sắc.

Đặc biệt, với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền theo phương châm “Quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm”, “hướng mạnh về cơ sở”, đã phát huy được tinh thần “đoàn kết, năng động, sáng tạo” của hệ thống chính trị, huy động được sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân, tạo ra nhiều mô hình, phong trào mới với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả góp phần thúc đẩy chương trình XDNTM của huyện phát triển một cách toàn diện.
 
Đến năm 2019, huyện có 14/14 xã đạt chuẩn NTM và hoàn thành 9/9 tiêu chí cấp huyện. Ngày 16/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1036/QĐ-TTg công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.
 
Trong hơn 9 năm qua, tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt hơn 6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp kinh phí, ngày công lao động, hiến đất, chỉnh trang nhà ở, vườn tạp trên 3 nghìn  tỷ đồng (chiếm gần 50%).
 
Đến nay, 100% đường xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% đường thôn, trục thôn được bê tông hóa; 96,5%, đường ngõ xóm được bê tông hóa đạt chuẩn, sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
 
Huyện có 95,6% trường học đạt chuẩn Quốc gia. Hệ thống y tế cơ sở tại các xã được chú trọng đầu tư, phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
 
Cơ sở vật chất văn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu; 100% xã có Trung tâm văn hóa - thể thao với diện tích, quy mô xây dựng đạt chuẩn; 85/85 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn.
 
Tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững, nhiều năm qua trên địa bàn huyện không có “điểm nóng” về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 
Huyện đã huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 43,5 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,63%.
Đông Sơn phấn đấu đến năm 2025 xây dựng thành công huyện NTM kiểu mẫu.
 

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ngũ trò Viên Khê.

 
Đưa di sản Ngũ trò Viên Khê đến mọi tầng lớp nhân dân
 
Nghệ thuật diễn dân gian ngũ trò Viên Khê là sản phẩm tinh thần đặc sắc của cư dân cộng đồng làng Viên Khê và các làng xã thuộc tổng Tuyên Hóa, Thạch Khê, Quảng Chiếu của huyện Đông Sơn xưa (nay là xã Đông Anh và các xã Đông Khê, Đông Thịnh, Đông Minh, thị trấn Rừng Thông…).
71200117_1749036298731192_2647549795534635008_n.jpg
Ngũ trò Viên Khê được công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Ngày 11/9/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 3421/QĐ-BVHTTDL công nhận Ngũ trò Viên Khê là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Theo ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, cần xây dựng đề án Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Ngũ trò Viên Khê để đưa di sản Ngũ trò Viên Khê đến mọi tầng lớp nhân dân trong huyện. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phấn đấu có nhiều gia đình, thôn, xã, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu và huyện sớm đạt tiêu chí kiểu mẫu, góp phần xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.
 
 
Lê Trang – Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top