Thị trường thuận lợi, giá tôm có xu hướng tăng cao là yếu tố quan trọng để ngành tôm Việt Nam nhanh chóng phục hồi và dự báo năm 2022, xuất khẩu tôm sẽ tăng khoảng 10%, đạt kim ngạch xuất khẩu 4,3 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm năm nay sẽ cán đích ở mức gần 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020 và dự báo năm 2022 sẽ tăng khoảng 10%, đạt kim ngạch xuất khẩu 4,3 tỷ USD.
Ngành tôm hồi phục
Theo nhận định của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN), nhờ các tỉnh, thành phía Nam chuyển sang thích ứng với dịch Covid-19 trong tình hình mới, chuỗi cung ứng được kết nối thông suốt nên xuất khẩu tôm của Việt Nam dần phục hồi kể từ tháng 10-2021.
Ngoài ra, quý IV là thời điểm nhu cầu nhập khẩu của các nước châu Âu, Mỹ… luôn ở mức cao nhằm đáp ứng tiêu thụ dịp cuối năm. Bên cạnh đó, ngành tôm còn được hỗ trợ bởi giá tôm trên thị trường đang có xu hướng tăng. Giá tôm nguyên liệu tại hầu hết các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Indonesia có xu hướng tăng do tình trạng thiếu hụt.
Giá tôm nguyên liệu tăng cùng với việc xuất khẩu đang dần phục hồi đã mở ra tương lai sáng sủa cho ngành tôm những tháng cuối năm. Đây cũng là động lực để người nuôi tôm và các DN xuất khẩu thủy sản vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của ngành tôm từ trước tới nay bởi ảnh hưởng dịch Covid-19.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến “Giải pháp phát triển ngành tôm tháng cuối năm 2021 và năm 2022” diễn ra sáng 10/12 tại Hà Nội, bà Lê Hằng, Trưởng Ban Biên tập Báo cáo xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp thủy sản nói chung, ngành hàng tôm nói riêng cần chú trọng đảm bảo an toàn cho sản xuất. Việc này tốn nhiều công sức và chi phí nhưng là việc rất cần thiết. Song song đó, phải theo dõi diễn biến tình hình thị trường cũng như năng lực các quốc gia là đối thủ cạnh tranh để chủ động và bước đi phù hợp thúc đẩy nhanh nhất việc phục hồi sản xuất an toàn và tiến tới ổn định, phát triển bền vững.
“Ngành hàng tôm Việt Nam có thế mạnh về thị phần và lợi thế về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, tôm chân trắng và tôm sú xuất khẩu có Việt Nam có nhiều nước cạnh tranh nhất là tại những thị trường lớn như: Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh… tôm Việt Nam có vị trí số 1 nhờ chất lượng ổn định, từ tôm nguyên liệu đông lạnh đến chế biến giá trị gia tăng có sản phẩm rất đa dạng phù hợp với mọi phân khúc thị trường cho các thị trường nhập khẩu” - bà Lê Hằng nói.
VASEP nhận định nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu tôm vẫn cao. Việc sản xuất, chế biến thủy sản đang trên đà hồi phục và hy vọng sẽ tăng trưởng trở lại. Tính riêng tháng 10/2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ hồi phục mạnh nhất, tăng 31% so với tháng 10/2020, tiếp đến là Hàn Quốc tăng 20%, Canada tăng 17%, EU tăng 9%... Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 43%.
Tận dụng và khai thác tốt cơ hội về thị trường
Liên quan về các giải pháp kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu, ông Võ Quang Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An đề nghị: “Các thị trường kiểm soát rất chặt chẽ đối với tôm Việt Nam và chúng ta thường xuyên phải cập nhật các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo việc kiểm soát vật tư và nguyên liệu đầu vào cho chế biến xuất khẩu để tránh việc dịch bệnh lây lan đối với tôm nuôi trong nước. Bên cạnh đó, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển các ứng dụng để nông dân cũng như doanh nghiệp truy cập nắm rõ yêu cầu của các thị trường”.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nêu rõ, thị trường thuận lợi, giá tôm có xu hướng tăng cao là yếu tố quan trọng để ngành tôm Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm tận dụng tốt cơ hội để nhanh chóng phục hồi sau đợt giãn cách xã hội kéo dài. Việt Nam đang tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đây là cơ hội thuận lợi để nâng cao năng lực tổ chức sản xuất đảm bảo theo chuỗi, truy xuất được nguồn gốc với quy trình từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y phòng bệnh, an toàn sinh học đến thu hoạch, sơ chế và chế biến phục vụ xuất khẩu.
Để khai thác tốt cơ hội về thị trường và vượt qua thách thức, phấn đấu đạt mục tiêu năm 2022 của ngành tôm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm thì năng suất và chất lượng là 2 yếu tố then chốt, vì vậy, phải chú trọng các yếu tố nguyên liệu đầu vào đặc biệt là con giống, hạ tầng vùng nuôi trong chuỗi sản xuất tôm./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…