Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020 | 10:37

Đưa SGK lớp 1 mới vào giảng dạy: Tất cả đều mới, tất cả đều phải nỗ lực

Công tác tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nhà xuất bản (NXB) về sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới đã đáp ứng đủ thời gian theo quy định.

Tuy nhiên, do học trò mới từ tuổi mẫu giáo, chơi nhiều hơn học sang học tiểu học, học nhiều hơn, mọi thứ đều ở điểm khởi đầu, từ cách cầm bút, nề nếp kỷ cương,... lại thêm đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, SGK mới mà mỗi trường lại chọn bộ SGK khác nhau nên giáo viên (GV) và nhà trường sẽ phải vừa dạy, vừa học, vừa trao đổi kinh nghiệm. Để đạt kết quả tốt nhất rất cần sự hỗ trợ từ phụ huynh học sinh và chính quyền.

 

t34.jpg
Năm 2020 - 2021 là năm đầu tiên đưa SGK lớp 1 mới vào giảng dạy, chắc chắn sẽ có sự bỡ ngỡ đối với giáo viên.

 

Chủ động bồi dưỡng sớm

Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên chính thức áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT đối với học sinh lớp 1.

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, việc tập huấn SGK lớp 1 mới phải hoàn thành trước 30/7. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới tiến độ, kéo theo đó, kế hoạch bồi dưỡng của các trường cũng ít nhiều xáo trộn. Nhưng một số địa phương đã chủ động tổ chức cho giáo viên (GV) tìm hiểu chương trình mới từ sớm và bồi dưỡng nhiều lần.

Ông Nông Trọng Trình, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non và Tiểu học (Sở GD&ĐT Cao Bằng), cho biết, Sở đã tiến hành tập huấn cho GV lớp 1 từ ngày 16 - 18/6. Những người đảm nhiệm tập huấn là các chuyên gia viết sách, chủ biên các bộ SGK đến từ 2 NXB có sách được chọn.

Ông Trình cho biết thêm, đợt tập huấn này dành cho hơn 1.000 GV cốt cán đảm nhiệm dạy học cho hơn 10.000 học sinh lớp 1. Đây được xem như tập huấn lần “chót” để GV dạy lớp 1 bước vào giảng dạy SGK mới. Chúng tôi xác định GV phải tập trung cao độ, lĩnh hội đầy đủ để bảo đảm yêu cầu dạy học và thay sách thành công.

Còn theo bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Lào Cai), Sở thực hiện bồi dưỡng chương trình mới cho GV lớp 1 từ khá lâu. Sau các đợt tập huấn với NXB, Sở tiếp tục bồi dưỡng trực tuyến cho đội ngũ GV, mặt khác tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chuyên môn để GV tháo gỡ mọi vướng mắc trước khi bước vào năm học mới.

Tại Ninh Bình, bên cạnh phối hợp với Viettel cung cấp tài khoản cho các GV kịp tiến độ bồi dưỡng kết thúc trước 30/7; ngành GD&ĐT liên lạc, sắp xếp lịch, mời tác giả biên soạn SGK từ các NXB có SGK được chọn bồi dưỡng cho GV lớp 1 theo kế hoạch. Để tập huấn hiệu quả, Sở  đã chia thành nhiều lớp, tập huấn trong 2-3 ngày.

Cô giáo Phan Thị Thảo Vy, dạy lớp 1, Trường quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai, tâm sự, để chuẩn bị tốt nhất việc dạy SGK mới, ngoài tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức, tôi còn chủ động tham khảo trên internet về kỹ năng, phương pháp giảng dạy, thay đổi cách soạn giáo án và thực hiện những tiết dạy thử, dạy mẫu để tranh thủ sự góp ý hữu ích từ đồng nghiệp.

Vừa dạy, vừa học

Việc tập huấn trong thời gian ngắn, đặc biệt ở các tỉnh miền núi cơ sở vật chất thiếu thốn nên GV phải cố gắng tiếp thu qua những giờ học trực tuyến. Đặc biệt, dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, kéo theo các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV bị hạn chế. Do vậy, GV xác định phải vừa dạy trò, vừa không ngừng học hỏi để làm chủ chương trình mới.

 

Theo ông Đoàn Quý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi (TP. Huế, Thừa Thiên Huế), ngoài việc phun thuốc diệt khuẩn do y tế phường đã thực hiện, trường sẽ tiến hành phun thuốc diệt bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, với khoảng 50 lít nước rửa tay khô, trường sẽ chia thành các chai nhỏ để đặt ở mỗi lớp (2 chai/lớp) và những vị trí thuận lợi để cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh sử dụng. Các bồn rửa tay đều được trang bị xà phòng diệt khuẩn.

Cũng theo ông Quý, học sinh tiểu học còn nhỏ, đa số ý thức tự học chưa cao, đặc biệt học sinh lớp 1, giáo viên thậm chí phải cầm tay tập viết, do vậy, không có phụ huynh hỗ trợ sẽ rất khó khăn trong việc học online.

 

Trao đổi với phóng viên, bà Dương Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Trào (Sơn Dương - Tuyên Quang), cho biết, những GV được phân công dạy lớp 1 đến nay đã được tập huấn nhiều đợt, cả tập huấn trực tiếp và tập huấn trực tuyến.

 

t35.jpg
Giáo viên lớp 1 sẽ vừa phải dạy, vừa phải học, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất.

 

Theo bà Hương, khi tiếp cận SGK mới, chắc chắn GV sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Bây giờ, GV vừa phải tiếp cận, vừa phải dạy trực tiếp, vừa phải tự học hỏi, tiếp cận với công nghệ thông tin để học thêm, học hỏi các trường cùng bộ sách với mình. Năm nay, học sinh không được học trước như mọi năm, ngày 7/9 đồng loạt bắt đầu học, đây cũng là khó khăn đối với GV lớp 1.

Ông Nguyễn Thế Cường, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Chung (Mường Lát - Thanh Hóa), cho biết, trường đang gặp một số vướng mắc, đặc biệt bộ SGK đến với học sinh còn chậm. Ở khu vực miền núi (xã 135), bắt đầu giảng dạy, trường phải tập trung GV, vừa để tập huấn, vừa để trao đổi chuyên môn về cách thức giảng dạy.

Theo ông Lê Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trường An (TP. Huế, Thừa Thiên - Huế), các thông tin liên quan đến chương trình SGK mới đã được nhà trường trao đổi đến GV và phụ huynh. Ở chiều ngược lại, nhà trường cũng nhận được sự đồng thuận, hài lòng từ GV và phụ huynh đối với những thông tin này.

Bà Trần Thị Việt, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Kênh (Thạch Hà - Hà Tĩnh), cho biết, để đổi mới một cách đồng bộ, ngoài chuẩn bị đội ngũ, chúng tôi cũng đã tham mưu với chính quyền địa phương, phụ huynh ưu tiên mọi điều kiện cơ sở vật chất cho lớp 1. Trường sẽ mua sắm ti vi thông minh hoặc máy chiếu cho các lớp 1 để quá trình dạy học, GV có thể sử dụng thêm các học liệu điện tử bổ sung cho bài giảng.

Để đưa kiến thức trong SGK lớp 1 mới đến với học sinh đạt kết quả tốt nhất, bên cạnh kiến thức mà Bộ GD&ĐT, NXB đã tập huấn thì việc GV tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy là rất quan trọng, từ đó rút ra bài học, phương thức dạy hiệu quả.

Thêm một điểm mới là, học tập khi đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp thì việc đảm bảo an toàn cho thầy - trò là rất quan trọng khi số học sinh thì đông mà quy định mỗi lớp chỉ 40-45 học trò để đảm bảo khoảng cách an toàn là khó khăn không nhỏ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tiểu học không nên áp dụng lên lớp trực tuyến..

 

39 đầu sách được Bộ GD&ĐT phê duyệt danh mục SGK lớp 1 được sử dụng trong cơ sở giáo dục tiểu học năm học 2020 - 2021 gồm các môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Giáo dục nghệ thuật (âm nhạc và mỹ thuật) thuộc 5 bộ sách.

Trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam có 4 bộ sách gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục;

NXB Đại học Sư phạm kết hợp Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư - Thiết bị giáo dục Việt Nam Vepic có 1 bộ sách mang tên: Cánh diều.


 

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top