Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 25 tháng 8 năm 2020 | 21:2

Đường ‘nhuệ’ tiếp tục lĩnh 3 năm 6 tháng tù giam

Ngày 25/8, HĐXX TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”, SN 1971) cùng vợ Nguyễn Thị Dương (SN 1980) và 4 đàn em về tội Cố ý gây thương tích, xảy ra ngày 30/3/2020 tại 366 Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình

đường-nhuệ-nhận-mức-án-3-năm-6-tháng-tù-giam.jpg
Đường Nhuệ tiếp tục nhận mức án 3 năm 6 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích.

 

Theo đó, HĐXX tuyên Nguyễn Xuân Đường 3 năm 6 tháng tù giam, thời gian áp dụng hình phạt tù tính từ 10/4; bị cáo Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Đức Mạnh mỗi người 3 năm tù giam, thời gian áp dụng hình phạt tù từ 7/4; bị cáo Phạm Xuân Hòa 3 năm tù, thời gian áp dụng hình phạt tính từ 13/4; bị cáo Đào Văn Bằng 3 năm tù, thời gian áp dụng hình phạt từ 12/4. Tòa tuyên phạt bị cáo Phạm Ngọc Quý 2 năm tù, thời gian áp dụng hình phạt tính từ 7/4.

Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo có trách nhiệm bồi thường 95 triệu đồng cho bị hại, chấp nhận cho bị cáo Đường, Dương bồi thường thay cho 4 bị cáo còn lại.

Theo cáo trạng, khoảng 18 giờ 30 phút ngày 30/3/2020, tại nhà ở của Nguyễn Thị Dương, số 366, đường Lê Quý Đôn, tổ 11, phường Kỳ Bá (TP. Thái Bình), khi biết anh Trịnh Ngọc Anh và vợ của Trần Anh Tuấn là chị Trần Việt Vân có mâu thuẫn trong việc gửi và nhận hàng (tài liệu) từ tỉnh Thái Bình đi TP. Hà Nội. Đường “Nhuệ” đã yêu cầu anh Ngọc Anh đến nhà Đường xin lỗi.

Sau đó, Đường bảo Nguyễn Đức Mạnh, Đào Văn Bằng, Phạm Xuân Hòa khi anh Ngọc Anh đến nhà thì đưa lên tầng 2 để đánh. Dương cũng nói thằng này mà luyên thuyên thì tát cho cái cảnh cáo. Tại tầng 2 nhà Đường, Đường có hành vi chửi, hai lần lao về phía anh Ngọc Anh định đánh, nhưng được can ngăn kịp thời.

Nguyễn Thị Dương có hành vi chửi và trực tiếp dùng tay đấm, tát vào mặt, sau đó dùng dây đai bằng vải được bện tròn quật vào mặt anh Ngọc Anh. Phạm Xuân Hòa dùng tay, chân đánh anh Ngọc Anh ba lần vào mặt, đầu, người. Nguyễn Đức Mạnh, Đào Văn Bằng dùng chân, tay đánh vào mặt, ngực, đầu anh Ngọc Anh. Phạm Ngọc Quý dùng tay đánh vào mặt, gáy, đầu anh Ngọc Anh.

Hậu quả, làm anh Trịnh Ngọc Anh bị thương vùng mặt, làm gãy xương chính mũi, phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình từ ngày 31/3 đến 9/4. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên là 14%. Tại phiên tòa các bị cáo đã thừa nhận hành vi của mình.

Trước đó, Ngày 18/8, tại phiên sơ thẩm, TAND thành phố Thái Bình (Thái Bình) đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Đường 30 tháng tù về tội cố ý gây thương tích tại trụ sở Công an phường.

Như vậy, đến nay Nguyễn Xuân Đường đang là bị cáo của 2 vụ án đều về tội cố ý gây thương tích với tổng mức án 72 tháng tù giam (6 năm).

Bình Dương: Phát hiện hơn 47 tấn găng tay y tế, phế phẩm đã qua sử dụng

Ngày 24/8, Cục QLTT tỉnh Bình Dương chủ trì phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra 01 điểm phân loại, sơ chế găng tay y tế tại khu dân cư vắng người ở xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, (Bình Dương) lúc này có khoảng 20 công nhân đang làm việc.

 

z2041447610917_948599bea24655f2fb89a69c1af27600.jpg
bình-dương-phát-hiện-tụ-điểm-sơ-chế-156000-găng-tay-y-tế-và-quần-áo-chống-dịch-đã-qua-sử-dụng.jpg
 Hơn 47 tấn găng tay y tế, phế phẩm đã qua sử dụng bị lực lượng chức năng phát hiện.

 

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có trên 47 tấn găng tay y tế nguyên liệu, thành phẩm cùng nhiều hàng hóa khác. Bao gồm: 36.564 kg găng tay y tế phế phẩm, đã qua sử dụng, một số đã phân loại, đang đóng thùng quy cách 5kg/thùng và một số chưa phân loại có dấu hiệu đã qua sử dụng; 156.000 chiếc găng tay y tế đã tái chế, đóng vào 156 thùng carton hoàn chỉnh, không ghi nhãn hàng hóa, chuẩn bị xuất bán.

Khoảng 11.000 kg găng tay y tế, quần áo bảo hộ phòng dịch đã qua sử dụng là rác thải y tế có chứa tác nhân lây nhiễm. và  127 túi xách không ghi nhãn, không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhiều tang vật khác là nguyên liệu để tái chế găng tay y tế.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm để phối hợp điều tra, xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Điện Biên: Triệt phá 2 chuyên án, thu giữ gần 45kg ma túy

Mới đây, lực lượng chức năng của Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với BĐBP Điện Biên triệt phá thành công 02 chuyên án lớn bắt 02 đối tượng phạm tội, thu giữ 53 bánh heroin; 25kg ma túy các loại; 01 khẩu súng ngắn, 14 viên đạn và 01 xe ô tô bán tải.

 

lực-lượng-chức-năng-triệt-phá-thành-công-chuyên-án-ma-túy-mang-bí-số-820h.jpg
Lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên triệt phá thành công Chuyên án ma túy, mang bí số 820H.

 

Hiện, Công an tỉnh Điện Biên đang mở rộng điều tra, hoàn tất hồ sơ xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật liên quan đến 2 Chuyên án ma túy vừa bị triệt phá.

Liên quan tới công tác phòng chống ma túy, mới đây Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an quận Hoàng Mai phối hợp với Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Nghệ An về Hà Nội, thu giữ gần 10kg ma túy tổng hợp.

Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 25/8, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai đã ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Hậu (1995, HKTT và nơi ở xóm 1 xã Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép hình chữ H từ Malayxia

Ngày 24/8, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2251/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có mã HS 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90, 7228.70.10 và 7228.70.90 có xuất xứ từ Malayxia (hàng hóa bị điều tra).

 

25_aug_2020_040522_gmtthep-hinh-chu-h19-1501-copy.jpg

 Một số sản phẩm thép hình chữ H từ Malayxia bị Bộ Công thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

 

Vụ việc được khởi xướng điều tra dựa trên Hồ sơ yêu cầu do đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào ngày 06 tháng 11 năm 2019 và được nộp hoàn thiện bổ sung theo yêu cầu vào ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Ngành sản xuất thép hình chữ H trong nước đã cáo buộc các sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malayxia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất thép hình chữ H của Việt Nam.

Cụ thể, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra ở mức không đáng kể trong giai đoạn trước giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này đã tăng mạnh trong giai đoạn điều tra và năm liền trước giai đoạn điều tra, lần lượt ở mức trên 17 nghìn tấn và gần 65 nghìn tấn.

Điều này dẫn đến những tác động tiêu cực cho hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các chỉ số như lượng bán, thị phần, doanh thu, lợi nhuận của ngành sản xuất trong nước giảm, tồn kho tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với sản lượng sản xuất.

Hiện, Bộ Công Thương đang thực hiện các bước tiếp theo theo quy định pháp luật.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top