Ngày 21/11, Bộ trưởng thương mại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels thống nhất cần hiện đại hóa Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đẩy mạnh tiến trình cải cách.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: IISD)
Theo phóng viên TTXVN tại EU, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo cho các bộ trưởng về các sáng kiến mới nhất của mình nhằm thúc đẩy việc tiếp cận toàn diện của EU đối với việc hiện đại hóa tất cả các chức năng chính của WTO trong các quy định, giám sát và giải quyết tranh chấp.
Thông báo này đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm giải pháp nhằm ngăn chặn sự tê liệt của hệ thống giải quyết tranh chấp một khi nhiệm kỳ của một trong ba thẩm phán của Cơ quan phúc thẩm hết hạn vào ngày 11/12/2019 khiến nó không còn khả năng hoạt động hiệu quả.
Bộ trưởng thương mại Phần Lan Ville Skinnari đánh giá một hệ thống giải quyết tranh chấp vận hành tốt là chìa khóa cho tính hiệu quả cũng như uy tín của WTO nói chung. Việc cải cách nó là quan trọng cho một cơ chế đa phương thành công. EU cam kết giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của sự bất bình đối với hệ thống hiện có và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề ngắn hạn cũng như dài hạn.
Hội đồng cũng đã điểm lại những tiến triển mới nhất liên quan đến quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ. Các bộ trưởng nhấn mạnh sự ủng hộ đối với chiến lược hiện tại là duy trì hoặc thậm chí mở rộng phạm vi chương trình nghị sự thương mại tích cực với Mỹ, trên cơ sở thỏa thuận mà Chủ tịch EC Jean-Claude và Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được vào ngày 25/7/2018, đồng thời bảo vệ các nguyên lý cơ bản của hệ thống đa phương.
EC cũng đã trình bày những diễn tiến gần đây nhất liên quan đến các mối quan hệ song phương khác nhau với Mỹ như đàm phán về đánh giá sự phù hợp và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp, khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ (được gọi là thuế quan mục 232) đối với hàng nhập khẩu ô tô từ EU, và theo dõi các tranh chấp giữa Airbus và Boeing tại WTO.
Các bộ trưởng cũng đã đề cập đến bối cảnh thương mại rộng lớn hơn và thảo luận về những phát triển gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Nhật Bản về tác động của chúng đối với lợi ích của EU và nền kinh tế toàn cầu.
Các công ty châu Âu đã tiếp tục tận dụng tốt các cơ hội do mạng lưới thương mại được EU tạo ra.
Nhìn chung, thương mại chiếm 35% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của EU, trong khi hơn 36 triệu việc làm được hỗ trợ bởi xuất khẩu ra bên ngoài EU. EU đã ghi nhận thặng dư 84,6 tỷ euro thương mại hàng hóa với các đối tác trong hiệp định thương mại, so với thâm hụt thương mại chung với phần còn lại của thế giới khoảng 24,6 tỷ euro.
Trong cuộc thảo luận, các bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại để các doanh nghiệp và công dân EU có thể hưởng lợi từ đó. Về vấn đề này, các bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ và liên lạc tốt giữa Ủy ban, các quốc gia thành viên, các công ty tư nhân và các bên liên quan./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…