Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 3 năm 2021 | 14:30

“Gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc chuyển hướng nuôi lợn bằng AI

Theo SCMP (nhật báo tiếng Anh xuất bản tại Hồng Kông - Trung Quốc), gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei vừa khởi động dự án nuôi lợn bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Duan Aijun, chủ tịch kinh doanh thị giác máy tính của Huawei đã đăng thông tin trên trang Weibo cá nhân.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Huawei có thể giúp người chăn nuôi xác định được từng con lợn, theo dõi các chỉ số quan trọng của chúng gồm: cân nặng, chế độ ăn uống…

 

t27.jpg
Smartphone gặp khó, Huawei chuyển sang công nghệ… chăn nuôi lợn.

 

Người phát ngôn của công ty cho biết: “Việc chăn nuôi lợn là một ví dụ khác về cách chúng tôi cố gắng hồi sinh một số ngành công nghiệp truyền thống bằng công nghệ ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) để tạo ra nhiều giá trị hơn cho các ngành công nghiệp trong kỷ nguyên 5G”.

Động thái này của Huawei được đánh giá nằm trong chiến lược tìm kiếm các nguồn doanh thu mới sau khi mảng kinh doanh smartphone của hãng này gần như bị “tê liệt” do các lệnh cấm của Mỹ. Các lệnh cấm đã cắt đứt quyền truy cập của Huawei vào chip và các công nghệ khác từ Mỹ. Trước đó, Huawei đã phải bán đi thương hiệu smartphone Honor của mình.

Theo Nikkei Asia, Huawei đã thông báo với các nhà cung ứng linh kiện, lượng đặt hàng smartphone trong năm 2021 sẽ giảm khoảng 60%. Dự kiến Huawei chỉ sản xuất 70 triệu chiếc smartphone trong năm nay, so với con số 189 triệu chiếc của năm 2020.

Với một nửa trữ lượng lợn toàn cầu, Trung Quốc sở hữu ngành công nghiệp nuôi lợn lớn nhất thế giới và ngành này đang phát triển nhanh chóng từ chỗ là việc kinh doanh nhỏ lẻ thành chăn nuôi quy mô lớn sử dụng công nghệ cao. Các ông lớn công nghệ khác như JD.com, NetEase và Alibaba đều đã tìm cách nâng cấp công nghệ cho ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc.

 

tr27a.jpg
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Huawei giúp người chăn nuôi xác định được từng con lợn và giúp theo dõi các chỉ số quan trọng của chúng gồm cân nặng, chế độ ăn uống...

Đáng chú ý, ngoài nuôi lợn, Huawei cũng chuyển hướng sang nhiều lĩnh vực khác như: dịch vụ đám mây, phương tiện thông minh, thiết bị đeo cũng như là khai thác than…

Ông Nhậm Chính Phi cho biết, Huawei vừa khởi động chương trình “tự lực sản xuất” có tên Nanniwan.

“Chúng tôi vẫn có thể tồn tại ngay cả khi không dựa vào doanh số bán smartphone. Rất khó có khả năng Mỹ loại bỏ Huawei ra khỏi cái gọi là danh sách thực thể và gỡ bỏ lệnh cấm là rất khó xảy ra”, ông Nhậm Chính phi cho biết.

Tham vọng của Huawei trở nên rõ ràng hơn khi mở rộng nhiệm vụ của Richard Yu Chengdong, người đứng đầu bộ phận kinh doanh tiêu dùng của công ty. Huawei cũng tập trung nghiên cứu, phát triển thiết bị đeo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khi tiết lộ ba chương trình nghiên cứu sức khỏe hồi tháng trước về kiểm soát tăng huyết áp, nhiệt độ cơ thể và bệnh  mạch vành. Trọng tâm mới được kỳ vọng có thể giúp công ty bắt kịp Xiaomi, hãng cung cấp thiết bị đeo lớn thứ hai thế giới sau Apple.

 

Thùy An (VTV)

Ý kiến bạn đọc
  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top