Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2022 | 22:35

Giá gừng Kỳ Sơn giảm mạnh, khó tìm đầu ra

Người dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang vào mùa thu hoạch gừng. Năm nay, do ảnh hường của dịch Covid-19, sản phẩm gừng ở đây giảm giá sâu nhưng vẫn không tiêu thụ được. Hiện, khoảng 5.000 tấn đang tồn tại các cơ sở thu mua và trong dân.

Gừng Kỳ Sơn bắt đầu cho thu hoạch từ dịp cuối năm trước và hiện đang là mùa thu hoạch chính vụ của bà con nông dân. Khác với năm trước là giá thu mua gừng cho bà con lên đến trên 20.000 đồng/kg, năm nay, giảm sâu xuống chỉ còn chưa đầy 6.000 đồng/kg. Khó khăn hơn, dù giá rất rẻ nhưng vẫn không tiêu thụ được, khiến lượng gừng hiện còn tồn đọng trên 5.000 tấn. 

Hiện đang là mùa thu hoạch chính vụ của bà con nông dân trồng gừng ở Kỳ Sơn. Ảnh: Xuân Hoàng
Hiện, đang là mùa thu hoạch chính vụ của bà con nông dân trồng gừng ở Kỳ Sơn. Ảnh: Xuân Hoàng

 

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Sơn cho thấy, diện tích gừng của địa phương này hơn 800 ha, tăng so với năm trước. Ngoài những xã có truyền thống trồng gừng: Na Ngoi, Tây Sơn, Đoọc Mạy, Nậm Cắn Huồi Tụ… năm nay có thêm một số xã tham gia trồng gừng là Phà Đánh và Keng Đu. Gừng Kỳ Sơn do được trồng trên nương rẫy lưng chừng núi, khí hậu mát mẻ, nên năng suất đạt cao, loại gừng sừng trâu đạt 28 tấn/ha, gừng dé đạt từ 16 – 18 tấn/ha. Năm 2019, sản phẩm đặc sản gừng Kỳ Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Sản lượng gừng của Kỳ Sơn trong vụ này khoảng 5.400 tấn, tuy nhiên, đến thời điểm này mới tiêu thụ được khoảng vài trăm tấn. Theo khảo sát tình hình thực tế cho thấy lượng gừng đang tồn đọng quá nhiều, khoảng hơn 5.000 tấn đang tồn đọng tại các cơ sở thu mua và trong dân. Gừng là nguồn thu nhập đáng kể đối với đồng bào các dân tộc rẻo cao Kỳ Sơn hàng năm, nhưng giá rẻ và không tiêu thụ được đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây.

 

Dù giảm giá sâu nhưng sản phẩm gừng ở đây vẫn không tiêu thụ được
Dù giảm giá sâu nhưng sản phẩm gừng ở đây vẫn không tiêu thụ được.

 

Nguyên nhân gừng rớt giá sâu, khó tiêu thụ, theo ông Nguyễn Văn Luận - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn là đơn vị thu mua tiêu thụ gừng chính trên địa bàn huyện Kỳ Sơn cho rằng, do ảnh hưởng của Covid-19, cước vận tải tăng cao nên doanh nghiệp không mặn mà xuất khẩu. Trong khi đó, gừng Kỳ Sơn khó tiêu thụ nội địa vì mẫu mã không đẹp bằng sản phẩm gừng ở các địa phương khác, dù chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó, diện tích gừng của Kỳ Sơn nhiều hơn các năm và xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu.

Trước tình hình trên, nhằm hỗ trợ người nông dân tiêu thụ sản phẩm, giảm thiệt hại cho bà con nông dân. Hội Nông dân vào cuộc “giải cứu”, kêu gọi các cấp hội nông dân các địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh... chung tay, ưu tiên hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm gừng Kỳ Sơn. 

 

Hiện còn khoảng hơn 5000 tấn gừng đang tồn đọng
Hiện, còn khoảng 5.000 tấn gừng đang tồn đọng.

 

Theo ông Phan Văn Mạnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn: Mặc dù Hội Nông dân đã trực tiếp làm đầu mối, phối hợp trong việc kết nối với các địa phương, các cơ quan, tổ chức để tiêu thụ gừng kịp thời cho bà con, nhưng lượng gừng tiêu thụ trong những ngày qua vẫn chưa được nhiều và hiện đang tiếp tục kêu gọi giải cứu.

Gừng là nguồn thu nhập đáng kể, do đó, người trồng gừng rất cần được sự chung tay của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, các cơ quan đoàn thể cùng hỗ trợ tiêu thụ, giúp giảm thiểu tổn thất.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top