Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 5 năm 2016 | 1:12

Gia Lộc: Mở rộng diện tích trồng bầu

Bầu là cây trồng quen thuộc của người dân Gia Lộc (Hải Dương). Từ xưa đến nay, nông dân thường trồng bầu trong đất thổ cư, rìa bờ ao.

Ruộng bầu sai trĩu quả tại Gia Lộc.

Những năm gần đây, giống quả dài, giống quả ngắn, giống bầu nậm… được đưa vào sản xuất. Các giống bầu lai cho năng suất cao, ăn ngon, ít sâu bệnh, trồng được nhiều vụ, thời gian thu hoạch kéo dài. Một số giống thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp cho vận chuyển đi xa, dễ tiêu thụ, cho thu nhập cao như: bầu Trầm hương, VINO117, VINO119…

Vụ đông xuân 2015-2016, toàn huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã gieo trồng được 22ha bầu trên diện tích đất canh tác trồng màu ngoài đồng. Các hộ gieo trồng từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2; thời kỳ đầu, do ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại, một số diện tích bị táp lá và phải trồng dặm. Được cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật, nông dân tích cực chăm sóc nên đầu tháng 3 đã cho thu quả lứa đầu.

Đến nay, trung bình 1ha bầu thu 40 tấn quả, doanh thu đạt khoảng 400 triệu đồng. Ước tính sản lượng còn lại bán với giá 3.000 đồng/kg thì doanh thu đạt trên 450 triệu đồng/ha. Như vậy, 1 sào Bắc Bộ (360m2) trồng bầu cho giá trị sản xuất khoảng 15-16 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần so với dưa lê, dưa hấu.

Trồng bầu cần bón nhiều phân chuồng, kali và vôi. Mật độ trồng phải đáp ứng yêu cầu khoảng cách thích hợp, cây cách cây 1,2-1,5m, hàng cách hàng 2m, rãnh rộng 35-40cm, bắc giàn hình chữ A, phía trên đặt các dóng ngang rồi phủ lưới cước có mắt 20x20 cm.

Để bảo đảm giàn thông thoáng nên thường xuyên tỉa lá già, lá bị nhiễm bệnh, lá bị che khuất, tỉa nhánh, bấm ngọn kịp thời khi thấy 1 nhánh đã báo hoa cái thì phải bấm ngọn để lại 1-2 lá. Khi số lượng quả non trên giàn nhiều, phải bón thúc ngay phân NPK 16-16-8 kết hợp với kali để nuôi quả và cây tiếp tục ra nhánh cho đợt quả mới, lượng bón tùy theo mức độ quả trên giàn. Điều tiết nước bảo đảm rãnh ướt đến mực nước nông. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh phấn trắng.

Qua khảo sát, nhiều nông dân Gia Lộc nhận thấy, trồng bầu cho hiệu quả kinh tế cao, dễ làm, dễ tiêu thụ nên vụ thu đông năm 2016 và vụ đông xuân năm 2016-2017 sẽ mở rộng diện tích trồng bầu.

Bùi Văn Viện

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top