Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 6 năm 2020 | 21:40

Giá lợn hơi có xu hướng giảm sau khi nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan

Ở miền Bắc, giá lợn hơi hiện đang dao động từ 88.000-90.000 đồng/kg, giảm trung bình khoảng 3.500 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước, khoảng 7.500 đồng/kg so với cách đây 2 tháng.

lon-hoi.jpg

Chăm sóc đàn lợn nái. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

 

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung lợn thịt trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam.

Điều này đã giúp giá lợn hơi ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước liên tục có xu hướng giảm. Thị trường giá lợn hơi nhiều tỉnh, thành đua nhau về mốc 85.000 đồng/kg, có tỉnh còn giảm dưới mốc trên.

Theo Văn phòng đại diện Cục Chăn nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá lợn hơi trên cả nước đang dao động từ 84.000-90.000 đồng/kg, tương đương đã giảm từ 2.000-6.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước, giảm từ 6.000-9.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng.

Cụ thể, ở miền Bắc, giá lợn hơi hiện đang dao động từ 88.000-90.000 đồng/kg, giảm trung bình khoảng 3.500 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước, khoảng 7.500 đồng/kg so với cách đây 2 tháng.

Ở miền Trung, giá lợn hơi từ 84.000-89.000 đồng/kg, giảm trung bình khoảng 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước, khoảng  trên 6.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng.

Tại khu vực miền Đông, lợn hơi hiện có giá từ 84.000-86.000 đồng/kg, giảm trung bình khoảng  2.200 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước, khoảng 9.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng.

Tại khu vực miền Tây, lợn hơi hiện có giá từ 85.000-88.000 đồng/kg, giảm trung bình khoảng  2.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước, khoảng 8.600 đồng/kg so với cách đây 2 tháng.

Theo đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá lợn hơi sẽ khó giảm sâu dưới 80.000 đồng/kg. Bởi giá lợn hơi Thái Lan nhập về bán ở chợ đầu mối cũng còn ở mức cao do hiện lượng lợn nhập chưa về nhiều, trong khi nguồn cung trên thế giới giảm mạnh.

Trong ngày 23/6, Công ty cổ phần Nông sản Đức Tín-đơn vị quản lý chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam (xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) đã nhập gần 500 con lợn sống từ Thái Lan về bán tại chợ. 

Đây là lô lợn sống đầu tiên nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam. Số lợn này được vận chuyển bằng đường bộ qua Lào rồi nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) và về trại của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Đô tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ ngày 18/6/2020.

Sau khi, cơ quan thú y thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng, giám sát, theo dõi sức khỏe động vật và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo quy định đã được nhập về chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam.

Lợn có trọng lượng từ 90 đến 130 kg/con và được bán hết ngay cho các thương lái với giá 90.000 đồng/kg hơi.

Hiện có khoảng 15 doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam; trong đó có 8 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu với số lượng dự kiến hơn 1,9 triệu con.

Số lợn nhập khẩu này được cung cấp bởi 8 doanh nghiệp Thái Lan đã được cơ quan thú y Việt Nam, Thái Lan công nhận đủ điều kiện để xuất khẩu lợn sống vào thị trường Việt Nam.

Trước đó, trao đổi về những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp được nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu lợn sống chỉ làm việc về kiểm dịch với Cục Thú y và không có hạn ngạch.

Đối với lợn thương phẩm to, sau khi về khu cách ly cần khoảng 5 ngày để xét nghiệm, nếu có kết quả âm tính với dịch tả lợn châu Phi sẽ được đưa vào giết mổ ngay.

Còn đối với loại lợn con thì sau 14 ngày có kết quả âm tính sẽ được tiêm phòng các loại bệnh và chuyển đi nơi khác để nuôi tiếp.

Để tránh lợn nhập lậu “núp bóng” dưới lợn nhập khẩu chính ngạch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ giao cho cơ quan thú y báo cáo và sẽ có văn bản chỉ đạo về việc chấp hành các quy định về nhập khẩu lợn sống.

Sau thông tin nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, trong những ngày qua giá thịt lợn trong nước dao động nhẹ, tuy nhiên theo các tiểu thương tại chợ đầu mối, người bán tại các chợ dân sinh thì giá vẫn ở mức cao.

Chị Đinh Thị Liên, tiểu thương tại Chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai) cho biết, việc nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về khiến thịt lợn trong nước “hạ nhiệt” nhưng giá lợn khó giảm mạnh như người dân mong đợi. Do nguồn lợn thịt Thái Lan còn ít, trong khi đó lượng lợn giết mổ trong nước vẫn lớn.

Tại quầy hàng của chị Liên, trong ngày 23/6 giá thịt ba chỉ từ 140.000-145.000 đồng/kg, sườn non giá khoảng 145.000 đồng/kg, giá thịt lợn vai từ 135.000-140.000 đồng/kg, giảm không đáng kể cho với cuối tuần trước.

Chị Nguyễn Thị Nga ở chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa) cho hay, giá thịt lợn ba chỉ từ 160.000-170.000 đồng/kg, sườn non giá khoảng 160.000 đồng/kg, thịt lợn vai từ 150.000-155.000 đồng/kg, tương đương với mức giá bán ra ngày hôm qua, 

Trong khi đó, giá thịt lợn tại các siêu thị như BigC giữ ở mức ổn định. Thịt lợn ba chỉ được siêu thị này niêm yết ở mức 202.000 đồng/kg, thịt nạc vai là 180.000 đồng/kg, thịt lợn đùi là 159.000 đồng/kg...

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top