Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 3 tháng 2 năm 2018 | 15:43

Giá mì nguyên liệu tăng cao, nông dân Bình Định lãi đậm

Khác với mọi năm, vụ sản xuất mì (sắn) năm nay ở Bình Định tạo được sự quan tâm của người dân do giá mì nguyên liệu đang ở mức cao.

Trong khi người trồng mì đang phấn khởi thì cơ quan quản lý và chính quyền địa phương lại lo diện tích mì tăng sẽ phá vỡ quy hoạch…

1.JPG
Nông dân xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) thu hoạch mì nguyên liệu.

 

Mì nguyên liệu tăng giá kỷ lục

Hai tháng trở lại đây, giá mì nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bình Định tăng cao, bình quân ở mức 1.900 - 2.200 đồng/kg (mì có 30% độ bột); thậm chí có thời điểm tăng vọt lên trên 2.500 đồng/kg, mức giá kỷ lục trong hàng chục năm trở lại đây. Với giá bán như hiện nay, người trồng mì đang lãi to, bình quân gần 30 triệu đồng/ha.

Ông Lê Văn Nhựt, Phó giám đốc Công ty TNHH Tinh bột sắn Nhiệt Đồng Tâm, cho biết: “Hiện, giá mì nguyên liệu đang được nhà máy thu mua ở mức 2,2 triệu đồng/tấn (mì có hàm lượng tinh bột từ 30% trở lên); tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Hiện, mỗi ngày nhà máy thu mua gần 1.000 tấn mì nguyên liệu. Nguyên nhân khiến giá mì tươi tăng mạnh là do thị trường xuất khẩu tinh bột mì sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc đang thuận lợi, giá tăng cao so với mọi năm”.

Đối với Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định, từ đầu vụ sản xuất (tháng 9/2017) đến nay, nhà máy phải thường xuyên nâng giá thu mua mì nguyên liệu từ 1,7 triệu đồng/tấn đầu vụ lên mức trên 2,1 - 2,2 triệu đồng/tấn để cạnh tranh thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hằng, Phó giám đốc Công ty CP Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định, nhiều khả năng năm nay, vụ thu hoạch mì của nông dân trong tỉnh sẽ kết thúc sớm hơn mọi năm vì thời gian qua giá mì ở mức cao, bà con tập trung thu hoạch dứt điểm.

Ông Võ Mai Hưng, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Định, cho biết: “Trong nhiều năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến tinh bột mì xuất khẩu ở Bình Định phát triển đáng kể. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến tinh bột với tổng công suất 270.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu mì của tỉnh hiện chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy. Do vậy, khi thị trường xuất khẩu tinh bột thuận lợi, lập tức giá nguyên liệu sẽ được các nhà máy đẩy lên để cạnh tranh thu mua”.

Nguy cơ vỡ quy hoạch

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, giá mì tăng cao trong thời gian gần đây có nguy cơ đe dọa phá vỡ quy hoạch sản xuất tại địa phương vì nhiều nông dân ồ ạt chuyển các loại cây trồng cạn khác sang trồng mì.

Trước tình hình này, mới đây, Sở đã đưa ra khuyến cáo về quy hoạch lại diện tích trồng mì và định hướng phát triển mì bền vững trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh Bình Định chỉ phát triển diện tích mì ổn định ở mức 11.000ha; trong đó, quy hoạch vùng trồng mì nguyên liệu thâm canh tập trung ở mức 8.800ha, chủ yếu ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, Hoài Nhơn… Giảm diện tích trồng mì trên đất nương rẫy, đất có độ dốc trên 15 độ để trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường sử dụng các giống mì cao sản, tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng suất, sản lượng mì.

Theo ông Nguyễn Tấn Phát, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Định, cây mì phát triển mạnh dễ dẫn đến nguy cơ làm cho các khu rừng trên địa bàn bị tàn phá để mở rộng sản xuất. Ngoài ra, việc phát triển ồ ạt loại cây này sẽ dẫn đến nguy cơ đất bị thoái hóa. Để hạn chế tình trạng này, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy hoạch đất sản xuất các loại cây trồng đã được phê duyệt. Đồng thời, phát triển mô hình trồng mì xen các loại cây trồng cạn khác như đậu phụng (lạc), mè, đậu nành, bắp (ngô)… nhằm cải tạo đất, tăng thêm hiệu quả kinh tế.

Phú Mỹ

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top