Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2019 | 10:43

Giá nông sản Mỹ đồng loạt tăng sau khi căng thẳng thương mại hạ nhiệt

Giá nông sản Mỹ trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago tăng mạnh trong tuần kết thúc vào ngày 20/12 giữa bối cảnh căng thẳng thương mại hạ nhiệt và số liệu xuất khẩu của Mỹ khả quan.

1200x1.jpg

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Bloomberg)

 

Giá nông sản Mỹ trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng mạnh trong tuần kết thúc vào ngày 20/12 giữa bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các nước trên thế giới dịu bớt và số liệu xuất khẩu của Mỹ khả quan.

Giá đậu tương giao tháng 1/2020 tăng 2,28% lên 9,2825 USD/bushel trong tuần kết thúc vào ngày 20/12. Giá ngô giao tháng 3/2020 tăng 1,77% lên 3,8775 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 3/2020 tăng 1,83% lên 5,4225 USD/bushel trong tuần qua. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Giá nông sản Mỹ giao kỳ hạn trên CBOT, đặc biệt là giá đậu tương, tăng mạnh kể từ khi Trung Quốc và Mỹ nhất trí về mặt văn bản đối với thỏa thuận thương mại và kinh tế "Giai đoạn 1" mà các nhà giao dịch hy vọng sẽ giúp xoa dịu căng thẳng thương mại giữa hai nước cũng như hỗ trợ xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/12 có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận về vấn đề thương mại và các vấn đề khác trong quan hệ song phương. Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung "Giai đoạn 1" mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh hai bên sẽ nỗ lực ký kết trong thời gian sớm nhất.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cuối tuần trước công bố báo cáo cho thấy từ ngày 6-12/12 xuất khẩu ròng lúa mỳ của Mỹ đạt 868.600 tấn, tăng 73% trong tuần trước đó và tăng 95% so với mức trung bình trong bốn tuần trước đó.

Xuất khẩu ngô của Mỹ đạt 1.709.400 tấn, tăng 96% so với tuần trước đó và tăng đáng kể so với mức trung bình trong bốn tuần trước đó. Xuất khẩu ròng đậu tương đạt 1.430.600 tấn, tăng 36% so với tuần trước đó và tăng 18% so với mức trung bình trong bốn tuần trước đó. Mức tăng chủ yếu là do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - nước mua đậu tương lớn nhất thế giới.

Một yếu tố khác hỗ trợ giá nông sản Mỹ trong tuần qua là việc Hạ viện Mỹ ngày 19/12 phê chuẩn dự luật thực thi Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) với tỷ lệ bỏ phiếu áp đảo 385/41.

Theo Hiệp hội Các nhà trồng Ngô Quốc gia Mỹ, Mexico và Canada là hai thị trường đáng tin cậy và lớn nhất của ngành ngô Mỹ. Hiệp hội này bày tỏ hy vọng USMCA có thể được thông qua trong năm tới./.

Ý kiến bạn đọc
  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

  • "Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập"

    UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024, với chủ đề: “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập”. Festival sẽ diễn ra từ ngày 11- 14/7 tại Thành phố Tam Kỳ.

  • Người góp sức làm sạch, đẹp những miền quê ở Hà Tĩnh

    Người góp sức làm sạch, đẹp những miền quê ở Hà Tĩnh

    Gặp Ths Dương Thị Ngân – nữ “thủ lĩnh” của Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo Hà Tĩnh (Sở KH&CN) tôi không khỏi khâm phục bởi bên trong vóc dáng nhỏ bé ấy lại là một nguồn nội lực, niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học để cải thiện chất lượng cuộc sống, chị cũng là người dành rất nhiều tâm huyết cho nông thôn mới Hà Tĩnh, luôn được đồng nghiệp tin yêu, người dân mến phục.

Top