Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 6 năm 2022 | 10:23

Giá nông sản nội địa tăng, giảm: Vẫn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, trong thị trường tiêu thụ nội địa, giá nông sản tăng, giảm không ổn định do phụ thuộc lớn vào tình hình xuất khẩu, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam.

Sáng nay (8/6), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tiếp tục trả lời một số câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội đã đưa ra từ chiều (7/6).

Trả lời một số chất vấn của đại biểu về vấn đề tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, trong thị trường tiêu thụ nội địa, giá nông sản tăng, giảm không ổn định do phụ thuộc lớn vào tình hình xuất khẩu (đặc biệt tại các tỉnh phía Nam). Hoạt động sản xuất và kết nối tiêu thụ bắt đầu phục hồi sau dịch nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả. Năng lực của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã khi tham gia liên kết chuỗi giá trị còn hạn chế về vốn, kỹ năng, thị trường,… nên khó tham gia hoặc trụ vững tại các kênh tiêu thụ hiện đại và các kênh thương mại điện tử. Bộ đang từng bước tháo gỡ rào cản kỹ thuật và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường lớn và tiềm năng.

 

bt.jpg
Bộ trưởng Lê Minh Hoan

 

Về vấn đề giá cả, thị trường nguồn nguyên liệu đầu vào, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ đã vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trực tiếp chỉ đạo nhiều hội nghị để siết chặt công tác quản lý thị trường, chỉ đạo các hệ thống, các hiệp hội ngành hàng tháo gỡ khó khăn, góp phần giảm đà tăng giá. Thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm hữu cơ trong nông nghiệp, nghiên cứu các quy trình sản xuất nông nghiệp giảm sử dụng nguyên liệu, vật tư đầu vào; nghiên cứu các nguyên liệu, vật tư thay thế phù hợp.

Trả lời câu hỏi về các mối liên kết trong việc phát triển dựa trên niềm tin, vận dụng vốn xã hội trong phát triển nông nghiệp, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, niềm tin của người dân, hay vốn xã hội đều là thứ vô hình, nhưng là nguồn vốn để phát triển quan trọng không kém những nguồn lực vật chất, hữu hình. Nếu biết chuyển hóa thì sẽ tạo ra giá trị hữu hình rất lớn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, vốn xã hội, niềm tin của người dân, sự cố kết cộng đồng tạo nên sức mạnh, làm nên thành công trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Vì vậy, việc kích hoạt được nguồn vốn xã hội là điều vô cùng quan trọng. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có định hướng, chiến lược xây dựng những thiết chế xã hội nông thôn, những nhóm nghề nghiệp, nhóm xã hội, chính quyền cấp cơ sở tạo mạng lưới xã hội tham gia sâu vào sự phát triển ở địa phương, qua đó nâng cao tính tự chủ, tự lực của người dân, giữ vững niềm tin và sự cố kết xã hội, tạo sự chia sẻ và tin tưởng giữa các thành phần doanh nghiệp và người dân, giúp nhanh chóng hồi phục sau những đứt gãy xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Không tối đa hóa sản lượng mà cần tối đa hóa giá trị nông sản

Tham gia giải trình làm rõ thêm một số nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, chưa bao giờ ngành nông nghiệp Việt Nam có một bước phát triển mạnh mẽ như hiện nay, từ sản xuất đủ ăn đáp ứng được nhu cầu của người dân cho đến xuất khẩu đạt tỷ trọng cao. Diện mạo của nông thôn thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện hết sức rõ rệt.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, có được kết quả này trước hết là nhờ vào sự nỗ lực, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó sáng tạo cho người nông dân, chủ trương lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của Chính chủ, đặc biệt là của ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đồng tình với nhận định của một số đại biểu rằng hiện nay ngành nông nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp của chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. 

Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững và người dân yên tâm sản xuất, trách nhiệm này thuộc về các bộ, ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, trước hết là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần dùng các công cụ điều hành chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch để có được sự phát triển trong thời gian tới. Bộ trưởng cho rằng, cần căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, thay đổi ngay tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hướng tới hiệu quả cao, không tối đa hóa sản lượng mà tối ưu hóa giá trị…

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Thanh Hóa năm 2024, tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2024, thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa dự kiến đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.

  • Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Bài viết này tập trung vào chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nền kinh tế thị trường; vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đối với hệ thống QTDND trong thời gian qua, những đóng góp tích cực và những mặt còn hạn chế.

Top