Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 20 tháng 10 năm 2019 | 21:5

Giá thịt lợn ổn định ở mức cao sau chuỗi ngày tăng mạnh

Thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi, giá thịt lợn thương phẩm chỉ ở mức 70.000 đồng/kg, nay giá tăng lên 130.000 đồng/kg, gấp gần 2 lần nhưng tiêu thụ rất mạnh.

thit-lon.jpg

Người tiêu dùng mua thịt lợn tại siêu thị Hapro Mart Thanh Xuân, Hà Nội. (Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN)

 

Hiện nay, giá thịt lợn hơi ở Hưng Yên sau chuỗi ngày tăng mạnh đã chững lại, nhưng vẫn đứng ở mức cao.

Tại các chợ đầu mối lớn trên địa bàn, giá ổn định ở mức 62.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.

Tại các chợ trên địa bàn thành phố Hưng Yên và các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Phù Cừ, Ân Thi, Văn Giang sức mua thịt lợn tươi sống của người dân tăng hơn so với trước.

Do giá lợn hơi tăng cao hơn 60.000 đồng/kg nên giá thịt thương phẩm tại các chợ cũng ở mức từ 120.000-130.000 đồng/kg.

Nguyên nhân do tâm lý người dân đã yên tâm trước thông tin dịch tả lợn châu Phi đang được khống chế. Các hàng kinh doanh thực phẩm đều bán hàng rõ nguồn gốc, thịt lợn tươi ngon nên người tiêu dùng yên tâm hơn.

Theo tiểu thương tại các chợ Phố Hiến, Chợ Gạo, chợ Hiến Nam (thành phố Hưng Yên), trong khoảng gần hai tháng nay nhu cầu mua thịt lợn của người dân đã tăng rõ rệt, lượng thịt tươi sống của nhiều hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ bán ra cũng tăng 30% so với trước.

Thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi, giá thịt lợn thương phẩm chỉ ở mức 70.000 đồng/kg, nay giá tăng lên 130.000 đồng/kg, gấp gần 2 lần nhưng tiêu thụ rất mạnh.

Bà Nguyễn Thị Hà và các chủ hàng bán thịt lợn ở thị trấn Yên Mỹ cho biết sau dịch tả lợn châu Phi, đã hơn hai tháng nay nguồn cung lợn hơi khan hiếm nên để mua được hàng, các chủ giết mổ phải đến tận chuồng trại đặt trước cả tháng, có thời điểm cách đây hơn 1 tuần giá tăng chóng mặt, có ngày lên tới 65. 000 đồng/kg thịt lợn hơi, mức kỷ lục từ trước đến giờ. Theo đó, giá lợn thương phẩm tăng cao, nhất là với thịt nuôi theo quy trình VietGAP ở mức 150.000 đồng/kg.

 

Gia thit lon on dinh o muc cao sau chuoi ngay tang manh hinh anh 2
Người tiêu dùng mua thịt lợn tại siêu thị Coop.mart. (Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN)

 

Ông Vũ Văn Thuận và một số hộ chăn nuôi ở xã Đoàn Đào (Phù Cừ) cho hay dù chưa đến lứa xuất chuồng nhưng liên tục nhiều ngày nay thương lái tấp nập đến hỏi mua lợn thịt, nhiều khách đặt cọc tiền trước. Tuy vậy, nhiều chuồng nuôi số lượng đàn lợn bị giảm sau dịch tả lợn châu Phi; trong khi không ít người chăn nuôi vẫn chưa dám tái đàn nên nguồn cung giảm.

Theo các hộ chăn nuôi ở các huyện Khoái Châu, Phù Cừ, Kim Động, với đà tăng của lợn thương phẩm, giá bán lợn giống hiện nay cũng tăng gấp 2 lần. Dịp đầu năm, giá lợn giống chỉ ở mức 700.000-800.000 đồng/con, thì từ tháng 8 đến nay, giá tăng lên 1,5-1,7 triệu đồng/con vẫn không có để bán. Bà con được khuyến cáo các biện pháp chăn nuôi an toàn nên đàn lợn giống khỏe mạnh, sạch bệnh.

Hưng Yên nơi xảy ra dịch tả lợn châu Phi đầu tiên cả nước, nhưng đến nay dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang cơ bản được khống chế. Riêng các cơ sở chăn nuôi đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học, đàn lợn vẫn phát triển bình thường; một số cơ sở chăn nuôi đã tái đàn và dịch không bị tái phát.

Theo ông Lê Quang Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Hưng Yên, hiện nay hơn 90% các xã xảy ra dịch tả lợn châu Phi đã qua hơn 30 ngày không còn tình trạng lợn ốm, lợn chết phải tiêu hủy. Một số ổ dịch còn lại đang được xử lý dứt điểm, để giúp người dân sớm tái đàn, ổn định chăn nuôi trở lại.

Ông Nguyễn Đình Tưởng, Trưởng phòng Chăn nuôi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên cho hay, tổng số đàn lợn toàn tỉnh hiện có khoảng 400.000 con. Do nhu cầu của người dân tăng cao vào những tháng cuối năm, trong khi đó nguồn cung giảm nên hiện nay giá lợn thương phẩm và lợn giống đã tăng cao.

Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân không nên phát triển, tái đàn ở các hộ đã có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, chỉ phát triển đàn lợn ổn định tại chỗ ở các điểm chưa xảy ra dịch, để đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top