Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2020 | 22:34

Giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm ở Hà Tĩnh

Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi tôm” nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp định hướng kịp thời cho vụ nuôi mới của năm 2021.

Năm 2020, mặc dù có nhiều khó khăn như dịch Covid-19 kéo dài, thời thiết bất lợi nhưng nhìn chung ngành nuôi tôm vẫn được duy trì, phát triển khá, tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng ngày càng nhiều, cho năng suất cao, ổn định.
 
tom.jpg
Thu hoạch tôm tại Công ty CP Thuỷ sản Thông Thuận.
 
Hà Tĩnh hiện thả nuôi 2.510ha tôm (tôm thẻ chân trắng 1.998ha, tôm sú 512ha). Sản lượng tôm nuôi cả năm 2020 ước đạt hơn 4.800 tấn, mang về giá trị hơn 580 tỷ đồng.
 
Đặc biệt, nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao ngày càng khẳng định thế mạnh với nhiều cơ sở nuôi tiêu biểu cho năng suất, sản lượng cao, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần tăng nhanh sản lượng nuôi tôm toàn tỉnh.
 
ht1.JPG
Gần 100 đại biểu là cán bộ phụ trách ngành tại các huyện, các cơ sở cung ứng giống, thức ăn, vật tư, hộ dân nuôi tôm trên địa bàn cùng tham dự.
Nuôi tôm trên cát công nghệ cao đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất hoang hoá ven biển, tạo được sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lục quy mô lớn; đã có doanh nghiệp, HTX nuôi tôm trên cát đạt 100 - 500 tấn/năm; quy trình kỹ thuật nuôi tôm trong ao đất lót bạt, vỗ bờ bằng vôi và bột đá... cho hiệu quả kinh tế cao.
 
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 2 cơ sở sản xuất và ương dưỡng tôm giống. Sản lượng sản xuất, ương dưỡng năm 2020 ước đạt 500 triệu con, đạt 100% kế hoạch đề ra (Công ty CP Thủy sản Thông Thuận 480 triệu con, HTX Nuôi trồng thủy sản Tuấn Linh 20 triệu con).

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề khó khăn, thách thức đang đặt ra, đó là chất lượng con giống, môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, mùa vụ nuôi, công nghệ nuôi... 

tom11.jpg
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm tại Hà Tĩnh phát triển khá mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, đề xuất một số giải pháp chuẩn bị cho vụ nuôi năm 2021, phát triển nuôi tôm bền vững như: vấn đề chất lượng con giống, xử lý môi trường, dịch bệnh; xây dựng thị trường tiêu thụ; áp dụng khoa học - kỹ thuật nuôi chất lượng cao; kiểm soát chất lượng vật tư thủy sản nhất là các loại thuốc, thức ăn; triển khai quan trắc tại một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung dễ xảy ra dịch bệnh…
 
Theo các đại biểu, để nghề nuôi tôm phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất giống để tôm giống có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng; các cơ sở sản xuất, cung ứng thức ăn đảm bảo nguồn gốc, chất lượng; cải tạo môi trường ao nuôi bằng nhiều giải pháp an toàn sinh học; tổ chức tập huấn và quy trình nuôi tôm sạch...
 
Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của thị trường trong nước và xuất khẩu, phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, VietGAP là hướng đi đúng quy luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập, phát triển của Hà Tĩnh.
 
Hội thảo cũng định hướng cho vụ nuôi mới của năm 2021 cho người nuôi trên địa bàn.
 
Năm 2021, Hà Tĩnh phấn đấu diện tích nuôi tôm đạt 2.525ha (tôm sú 401ha, tôm thẻ chân trắng 2.125ha). Trong đó, nuôi thâm canh công nghệ cao 690ha); sản lượng 5.313 tấn (tôm sú 317 tấn, tôm thẻ chân trắng 4.996 tấn).
 
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top