Sáng ngày 15/11, Bộ NN&PTNT - TT khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Nghệ An tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp: Giải pháp phát triển sản cây có múi vùng Bắc Trung Bộ.
Tại diễn đàn, bên cạnh vấn đề hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả có múi vùng Bắc Trung Bộ, thì việc quản lý sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi theo hướng sản xuất hàng hóa cũng được quan tâm.
Cũng tại đây, một số tiến bộ khoa học kĩ thuật góp phần phát triển sản xuất cây ăn quả có múi theo hướng bền vững được nêu ra. Ngoài ra, qui trình kỹ thuật trồng thâm canh cây ăn quả có múi tại vùng Bắc Trung Bộ được đề cập đến.
Đặc biệt, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, Sở NN&PTNT Nghệ An cũng đã nêu ra được thực trạng, giải pháp cụ thể để sản xuất cây có múi, đồng thời giới thiệu một số mô hình sản xuất cây có múi hiệu quả.
Trong những năm gần đây, diện tích cây có múi trên địa bàn tỉnh Nghệ An không ngừng được tăng nhanh, đặc biệt là cây cam. Đến năm 2018, diện tích cây có múi đạt 10.614 ha, trong đó diện tích cam 6.156 ha/5.150 ha vượt 1.006 ha so với quy hoạch 2020 và diện tích cam kinh doanh đạt 3.050 ha, chiếm 50% diện tích cam hiện có. Diện tích bưởi 1.100 ha/770 ha vượt 330 ha so với qui hoạch 2020 và diện tích bưởi cho thu hoạch 710 ha. Diện tích cam tập trung chủ yếu tại các huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Con Cuông, Yên Thành...
Diễn đàn cũng nêu bật được thực trạng, giải pháp sản xuất cây có múi tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi tại Quỳ Hợp, Nghi Lộc.
Ông Lê Văn Đức, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, đánh giá, cây có múi đang phát triển nóng, cơ cấu sản xuất vụ chưa đồng đều, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chưa đồng bộ, nhất là tại các vùng cam nên nhiều nơi bị suy thoái, hiệu quả chưa cao. Vì thế, các địa phương cần phát triển vùng cây có múi gắn với thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu; phát triển những giống tốt; xây dựng mô hình chuỗi liên kết nông dân, viện nghiên cứu, doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là nông dân sản xuất được sản phẩm chất lượng, an toàn, để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.