Việc tính tiền sử dụng đất phải nộp khi áp dụng giá đất thị trường do UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt của loại đất trước và sau khi chuyển mục đích thấp hơn 867% so với khi xác định giá đất theo phương pháp điều chỉnh hệ số giá đất… khiến dư luận sửng sốt.
Đây là số liệu được Báo cáo số 22/BC-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ngày 4/1/2018 “Về việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai” tại một số địa phương (giai đoạn 2013-2016), trong đó có tỉnh Bình Dương.
Giá đất thấp đến kinh ngạc
Khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai tại nhiều địa phương năm 2018, đã phát hiện hàng loạt tồn tại, vi phạm. Đặc biệt là một số địa phương không thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà ban hành văn bản công nhận chủ đầu tư theo hình thức chỉ định, vi phạm Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành.
Theo Kiểm toán Nhà nước, các địa phương đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với một số dự án không đúng đối tượng, giao đất không có trong kế hoạch sử dụng đất, tính giá đất rẻ hơn rất nhiều lần so với quy định…
Kiểm toán phát hiện 6 trường hợp tại Bình Dương được tính giá thu tiền sử dụng đất cho từng dự án theo phương pháp so sánh, thì có số tiền sử dụng đất bị thấp hơn tới 867% so với khi xác định giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Sau khi xác định lại, số tiền sử dụng đất phải nộp của 4 dự án tăng thêm hơn 79,1 tỉ đồng.
Hơn thế nữa, lợi dụng việc Bình Dương xưa nay nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp được Nhà nước cho thuê quỹ đất lớn, có những doanh nghiệp được “ưu ái” chuyển nhượng lại đất sản xuất (hoặc tài sản gắn liền trên đất thuê hàng năm). Sau đó, tỉnh Bình Dương lập tức giao đất thuê trên cho doanh nghiệp, đồng thời chuyển mục đích sử dụng sang đất ở đô thị, cho phép phân lô, bán nền để bán ra thị trường với giá từ 20-25 triệu đồng/m2. Ước tính số tiền chênh lệch từ “buôn rẻ bán đắt” của hàng chục dự án phân lô bán nền đất này lên đến cả nghìn tỷ đồng?
Theo chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, đối với các doanh nghiệp địa ốc, với một quỹ đất lớn, có thể là đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng, chỉ cần lo chi phí đăng ký, giấy phép cho lô đất lớn của mình, rồi đền bù. Doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản là đã có thể phân lô, bán cho các nhà đầu tư, lợi nhuận thu về lại rất cao, có thể bán giá chênh gấp 10, gấp 20 lần so với giá thành. Trong khi đó, quỹ đất tại các tỉnh lẻ vẫn còn dồi dào. Với cách làm này, doanh nghiệp vừa không mất vốn lớn, vừa có thể quay vòng vốn nhanh, chưa kể đến việc giá đất tăng do đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, để thực hiện được dự án một cách dễ dàng, không loại trừ khả năng có sự “móc ngoặc”, tiếp tay, “lợi ích nhóm” từ phía cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch và quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Bình Dương giai đoạn 2006-2011, nêu rõ chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất chưa cao; công tác quản lý Nhà nước về đất đai chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến một số yếu kém sai phạm như tình trạng các hộ gia đình, cá nhân phân lô bán nền trên địa bàn Thuận An diễn ra khá phổ biến.
Luật pháp đã có quy định với những doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật về đất đai, sẽ bị đưa vào “sổ đen”, không được giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án.
Được biết, có những doanh nghiệp từ năm 2015 đến nay được tỉnh Bình Dương giao liên tục cho 17 khu đất (diện tích hàng chục hecta), cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phân lô, bán nền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thậm chí, cứ 45 ngày địa phương này lại giao cho doanh nghiệp một dự án. Trong khi nhiều doanh nghiệp khác khổ sở vì các thủ tục hành chính, quy trình phức tạp liên quan đến đất đai và muốn sở hữu được một dự án thì phải mất thời gian hàng năm trời.
Việc giao đất vô tội vạ này đã vi phạm vào Điều 118 Luật Đất đai quy định các trường hợp đầu tư xây dựng nhà để bán, doanh nghiệp muốn Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thì buộc phải tuân thủ theo hình thức đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất.
Điều 22 và Điều 23 Luật Nhà ở năm 2014 quy định muốn xây dựng nhà ở thương mại để bán, chủ đầu tư phải sử dụng diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai xây dựng.
Trước đó, tỉnh Bình Dương cũng đã có kết luận thanh tra một số doanh nghiệp vi phạm về đất đai, phân lô bán nền và chuyển sang cở quan cảnh sát điều tra để tiếp tục làm rõ. Tuy nhiên, cho đến nay tất cả đều bị chìm xuồng.
Bộ Công an vào cuộc
Trước những diễn biến “bất thường” về đất đai tại Bình Dương, mới đây, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an có văn bản đề nghị địa phương này cung cấp tài liệu về các dự án phân lô, bán nền. Trong đó yêu cầu cung cấp 1 kết luận và 17 dự án.
Nội dung văn bản của Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu nêu rõ đơn vị này đang xác minh vụ việc có dấu hiệu sai phạm liên quan đến phân lô bán nền và việc thực hiện các dự án của một số doanh nghiệp nên đề nghị Bình Dương phối hợp.
Cụ thể, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đề nghị UBND tỉnh Bình Dương cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến Kết luận kiểm tra số 250/KL-UBND ngày 13-11-2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phân lô bán nền trên địa bàn thị xã Thuận An (nay là TP Thuận An). Chỉ đạo các sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, UBND TP Thuận An, UBND TP Dĩ An cung cấp toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến việc thực hiện 17 dự án BĐS.
Liên quan đến Kết luận 250, năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương thành lập đoàn kiểm tra tình hình thực hiện phân lô, bán nền trên địa bàn thị xã Thuận An. Đoàn kiểm tra đã phát hiện 9 lô đất có tổng diện tích 101.535 m2 ở các phường An Phú, Bình Chuẩn và Lái Thiêu đều được thực hiện chia tách với hình thức phân chia thành nhiều khu nhỏ trên dưới 2.000 m2. Sau đó, được tách ra nhiều thửa nhỏ có diện tích khoảng 60m2 bằng hình thức tặng cho con cái và phân chia tài sản….
Kết luận số 250 cũng cho thấy 2 trong 6 lô đất ở phường An Phú có diện tích 16.238m2 không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất theo Quyết định ngày 12-4-2010 của UBND tỉnh Bình Dương vì đây là đất quy hoạch công viên cây xanh. Ngoài ra, Kết luận số 250 còn cho rằng việc cho chuyển mục đích sử dụng, tách thửa của UBND thị xã Thuận An đã vi phạm Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển mục đích sử dụng đất và không đúng quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An tầm nhìn đến năm 2020 của UBND tỉnh Bình Dương…
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.