Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2020 | 14:52

Giúp nông dân linh hoạt ứng phó hạn, mặn

Những tháng đầu năm 2020, tình hình hạn, mặn diễn ra gay gắt tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nước mặn lấn sâu vào đất liền, khiến hàng chục ngàn hecta lúa chưa ngậm đòng chết rụi, hàng trăm ngàn hecta cây ăn trái, hoa màu héo rũ.

Trên cơ sở các nhóm tác hại của hạn mặn gây ra cho cây trồng, các chuyên gia đề xuất một số giải pháp sau.

 

tr12t.jpg
Nhờ chủ động các giải pháp phòng, tránh hạn, mặn, tại nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL bội thu lúa đông xuân. Trong ảnh: Nông dân Cần Thơ thăm lúa đông xuân 2019-2020.

 

Các giải pháp kỹ thuật…

Theo GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, ngành chức năng cần tìm hiểu, theo dõi thủy triều ở từng địa phương để hướng dẫn nông dân lấy nước ngọt đúng thời điểm. Bởi độ mặn trong kênh rạch thay đổi theo con nước “kém” hay “ròng” trong tháng và nước “lớn” hay “ròng” trong ngày. Vào thời điểm con nước kém (khoảng mùng 9-10 và 24-25 âm lịch), nông dân canh lúc nước ròng để lấy nước ngọt dự trữ tưới cho cây, vì lúc này nước biển xuống thấp nhất. Để tăng khả năng hấp thụ nước của cây, cần phải phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật Brassinolide làm giảm độc cho cây khi bị mặn. “Nhất quyết không đưa nước mặn vô mương vườn ngay cả khi trồng cây chịu mặn giỏi. Vì nước mặn sẽ thấm vô 2 bên bờ liếp theo mao mạch dẫn lên mặt liếp, nước bốc hơi, làm độ mặn trong đất tăng lên nhiều lần”, ông Vệ khuyến cáo.

Đối với vụ lúa hè thu, nông dân cần thực hiện nghiêm khuyến cáo của địa phương về thời điểm xuống giống, giúp cây lúa phát triển tốt nhất. Sử dụng các giống lúa ngắn ngày chịu mặn: OM5451, OM6979, OM6677, GKG1... Bên cạnh đó, thực hiện các kỹ thuật canh tác, bón phân phù hợp, trong đó, áp dụng kỹ thuật “sạ nước” để hạn chế tác hại của nắng nóng gây luộc giống hay quéo mộng.

Trong chăn nuôi, nếu sử dụng nước có độ mặn vượt ngưỡng chịu đựng của vật nuôi trong thời gian dài, có thể gây ngộ độc và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về thận. Sức đề kháng của vật nuôi giảm, khiến các vi sinh vật có hại xâm nhập gây ra các bệnh nguy hiểm như dịch tả, cúm… Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng: Để hạn chế tác hại, ngoài việc dự trữ nước ngọt, cần bảo tồn và tận dụng hệ sinh thái rừng ngập mặn để chăn nuôi. Lựa chọn những giống nuôi phù hợp, thích ứng hạn, mặn: gà, vịt, dê, cừu, bò, thỏ... Thực hiện mô hình chăn nuôi thông minh kết hợp: thỏ - tôm và cỏ; dê - cây cỏ chịu mặn và cây ăn trái…

 

Theo các chuyên gia, tác hại của hạn, mặn trên cây trồng có thể được xếp vào 3 nhóm chính:

- Chết khát do không hút được nước.

- Chết đói do không hấp thụ được dưỡng chất.

- Chết do ngộ độc từ mặn.

 

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Thu, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, mô hình chăn nuôi ở Việt Nam, heo chiếm 65-70%, gia cầm 20-25%, trong khi gia súc ăn cỏ chỉ chiếm 6-8%. Để chăn nuôi phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh và xuất khẩu, ngành chăn nuôi cần phải thay đổi cơ cấu các loài gia súc. Đặc biệt, phải tìm ra ưu thế thực sự của ngành về thức ăn, con giống và sức khỏe gia súc, gia cầm, để sản xuất thực phẩm an toàn, đa dạng về nguồn protein động vật và có giá thành cạnh tranh trong nước và xuất khẩu. Trong đó, chú ý nâng cao tỉ lệ chăn nuôi gia cầm và gia súc ăn cỏ. Ứng phó với tình trạng hạn, mặn này cũng là dịp để ngành chăn nuôi sớm có giải pháp biến nguy thành cơ…

Đa dạng hóa và ứng dụng công nghệ

Với vai trò trung tâm nghiên cứu của ĐBSCL, thời gian qua, Trường Đại học Cần Thơ tăng cường hợp tác quốc tế tìm giải pháp giúp nông dân ứng phó với BĐKH. Điển hình là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Bộ môn Khoa học Đất, Trường Đại học Cần Thơ và Tổ chức ACIAR của Chính phủ Úc về hiện trạng và định hướng đa dạng hóa cây trồng trong điều kiện xâm nhập mặn ĐBSCL.

Dự án kéo dài 5 năm và hỗ trợ cho 4 địa phương ĐBSCL bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn: Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ và An Giang. Mục tiêu của dự án thực sự đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của địa phương trong việc tìm ra giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu, gây nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng sâu như hiện nay.

PGS.TS. Châu Minh Khôi, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Các chuyên gia đã và sẽ tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu về phương pháp đo độ mặn trong đất và sử dụng phần mềm ứng dụng ghi số liệu để có được dữ liệu ban đầu về tình trạng xâm nhập mặn trong đất tại các tỉnh ĐBSCL. Trên cơ sở đó thành lập bản đồ mặn cho vùng ĐBSCL...

Tại các địa phương, một số mô hình sản xuất đang được xây dựng thí điểm. Bộ môn Khoa học Đất, Trường Đại học Cần Thơ hợp tác với Viện DHE (Hà Lan) xây dựng mô hình canh tác cây trồng cạn trên đất lúa tại tỉnh Sóc Trăng: xà lách chịu mặn, củ dền, cải thìa…, bước đầu cho hiệu quả.

Vụ lúa hè thu năm 2019 và đông xuân 2019-2020, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang phối hợp Công ty CP Phân bón Bình Điền triển khai mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa thích ứng với BĐKH trên cơ sở ứng dụng công nghệ kết nối thế giới vạn vật IoT. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, lượng giống gieo sạ 70-100kg/ha đạt hiệu quả cao, giảm chi phí về giống, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật… Áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH, lợi nhuận thu về cao hơn so với ruộng lúa đối chứng gần 7,4 triệu đồng/ha. Ứng dụng internet vạn vật (IoT) và mạng cảm biến để canh tác lúa thông minh thích ứng BĐKH là phù hợp trong tình hình hiện nay…

 

Xây dựng hệ thống giám sát xâm nhập mặn là rất cần thiết

TS. Trương Minh Thái, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Có thể xây dựng hệ thống giám sát xâm nhập mặn cho vùng thông qua ứng dụng công nghệ mạng cảm biến.

Hệ thống bao gồm: hệ thống trạm giám sát xâm nhập mặn và phần mềm giám sát xâm nhập mặn (phần mềm quản lý trên website và giám sát trên điện thoại thông minh). Qua đó, nhà quản lý có thể nắm bắt tình hình mọi lúc mọi nơi. Thông tin thu thập dễ dàng được tổng hợp, xử lý và chia sẻ đến nhiều người thông qua ứng dụng web và di động. Từ đó, kịp thời đưa ra giải pháp xử lý, ứng phó…


 


 

 

T.Trinh
Ý kiến bạn đọc
  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Chuyện người Dao làm kinh tế

    Chuyện người Dao làm kinh tế

    Trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi quế thẳng tắp vươn mình đón nắng, thôn Bỗng 2 xã Cam Cọn (Bảo Yên, Lào Cai) dần hiện hữu.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top