Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 3 năm 2018 | 1:26

Hà Nam: Cần sớm làm rõ khuất tất trong điều hành khám, chữa bệnh BHYT

Thời gian qua, dư luận tại TP. Phủ Lý (Hà Nam) xôn xao về việc 9 trạm y tế trên địa bàn khám BHYT từ năm 2016 đến 2017 nhưng chưa nhận được tiền khám bệnh và một số vấn đề liên quan đến hoạt động khám - chữa bệnh tại Trung tâm Y tế TP. Phủ Lý.

01.jpg
Ảnh minh họa
 
Hoạt động khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn là vấn đề nóng, được cả xã hội quan tâm; đặc biệt, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác khám, chữa bệnh BHYT đã và đang mang đến những quyền lợi nhất định cho người có thẻ BHYT. Lợi ích là vậy nhưng từ năm 2016 đến nay, 9 trạm y tế của TP. Phủ Lý như: Thanh Tuyền, Liêm Tuyền, Kim Bình, Đinh Xá… chưa nhận được tiền khám BHYT.
 
Trao đổi với phóng viên, Trạm trưởng Trạm Y tế Thanh Tuyền và Liêm Tuyền đều cho biết, hoạt động khám - chữa bệnh BHYT tại địa phương rất thuận lợi cho người dân, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Nhưng hoạt động của đơn vị thật sự khó khăn khi mà 2 năm nay chưa nhận được tiền khám - chữa bệnh BHYT, chúng tôi có ý kiến rất nhiều trong các buổi giao ban nhưng lãnh đạo chỉ giải thích đang chờ ý kiến cấp trên…   
 
Ở một khía cạnh khác, dư luận TP. Phủ Lý hiện đang quan tâm đến việc ông Trương Mạnh Sức, Phó giám đốc Trung tâm Y tế thành phố, thời gian qua đã có những biểu hiện không minh bạch, không trung thực trong công tác điều hành, thực hiện khám - chữa bệnh BHYT. Đã có nhiều ý kiến phản ánh đến các cơ quan chức năng về vấn đề này; thậm chí có cả đơn đề nghị giải quyết gửi tới các cơ quan chức năng và các cơ quan thông tấn báo chí vào cuộc làm rõ.
 
02.jpg
03.jpg
Quyết định thụ lý giải quyết đơn tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo của Sở Y tế Hà Nam. 
 
Cụ thể, trong đơn bạn đọc gửi cho báo Kinh tế nông thôn liên quan đến hoạt động của Trung tâm Y tế thành phố và cá nhân ông Trương Mạnh Sức phản ánh một số vấn đề sau: Bác sỹ Trương Mạnh Sức đi làm tại Trung tâm Y tế đã mang thẻ BHYT của người nhà, người thân đến ký nhận lấy thuốc trục lợi cá nhân; chúng tôi và người nhà đến khám bác sỹ Sức quanh co vòi vĩnh, giải thích không đúng, trong khi đó, con bác sỹ Sức, người nhà, người thân được cấp thuốc thoải mái…
 
 
Trao đổi về vấn đề này qua điện thoại, ông Lê Quang Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Nam cho biết, ngay sau khi nhận được đơn đề nghị của người dân gửi tới cơ quan chức năng, Sở đã yêu cầu Trung tâm Y tế thành phố làm báo cáo giải trình và đã chủ động thành lập tổ công tác tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động khám - chữa bệnh BHYT của Trung tâm Y tế thành phố và các vấn đề trong đơn phản ánh. Cụ thể như thế nào, sau khi có kết luận, sẽ trả lời công dân và thông tin cho báo chí.
 
Theo ông Phạm Đức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý, đơn vị cũng nhận được đơn phản ánh. Ngay sau đó đã họp ban lãnh đạo cơ quan và các cán bộ chủ chốt để làm làm rõ và đã báo cáo giải trình gửi lãnh đạo Sở Y tế, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Hà Nam.
 
Ông Ngọc cho biết thêm, một số nội dung đơn phản ánh là đúng như: tiền khám BHYT năm 2016, các trạm y tế nêu trên có ký hợp đồng với Bệnh viện ĐK tỉnh; việc này Bệnh viện ĐK tỉnh phải có trách nhiệm. Còn từ 01/01/2017, Trung tâm Y tế mới có thêm chức năng khám - chữa bệnh BHYT nhưng vì cơ quan bảo hiểm chưa thanh toán nên trung tâm chưa thanh toán cho các trạm được; còn một số nội dung phản ánh về bác sỹ Sức, phải chờ kết luận của tổ công tác…
 
04.jpg
05.jpg
Báo cáo giải trình của Trung tâm Y tế TP. Phủ Lý.
Trái ngược với trả lời của ông Phạm Đức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Y tế, ông Đào Xuân Tuấn, Giám đốc Bảo hiểm Xà hội TP Phủ Lý, cho rằng, năm 2016, các trạm y tế xã ký kết với Bệnh viện ĐK tỉnh, việc này phải do BHXH tỉnh thực hiện. Còn từ 01/01/2017, Trung tâm Y tế có thêm chức năng khám - chữa BHYT thì BHXH Phủ Lý luôn ứng 80% tiền (theo quy định) cho Trung tâm Y tế vào mồng 5 đầu quý. Việc Trung tâm Y tế chưa trả cho các trạm thì lỗi do bên Trung tâm.
 
"Chúng tôi cũng nhận được đơn phản ánh và đã báo cáo cấp trên, sự việc thế nào phải chờ kết luận thanh tra", ông Tuấn khẳng định.
 
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục tìm hiểu thông tin đến bạn đọc trong bài viết tới.
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top