Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 5 năm 2018 | 22:58

Hà Nam: Có 2 huyện đạt chuẩn NTM

Ngày 4/5, Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2015 - 2018 và triển khai nhiệm vụ thực hiện trong những năm tiếp theo.

 
Theo báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Nam trong 3 năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng; sự phối hợp của chính quyền các cấp, MTTQ các cấp tỉnh Hà Nam đã chủ trì; phối hợp cùng các tổ chức thành viên phát động, triển khai thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tới các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh
phát biểu tại hội nghị
 
Quá trình triển khai, Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân ở địa bàn khu dân cư tập trung thực hiện 5 nội dung chính của CVĐ gồm: đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng; xây dựng đời sống văn hóa; chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện “đền ơn, đáp nghĩa”, các hoạt động “tương thân, tương ái”; đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phát huy dân chủ, thực hiện giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị...
 
Cụ thể, trong 3 năm qua, nhân dân trong tỉnh đã đóng góp 86,43 tỷ đồng để làm đường giao thông, nhà văn hóa; hiến 1. 477 m2 đất (trị giá 1,249 tỷ đồng); góp 37.221 ngày công, trị giá hàng chục tỷ đồng. Trong 2 năm 2016-2017 toàn tỉnh đã làm mới, nâng cấp 13.703 km đường giao thông nông thôn.
 
Kết quả thực hiện CVĐ được nhìn nhận là đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của tỉnh Hà Nam như đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh; góp phần đưa tỉnh Hà Nam đến hết 2017 đã có 78/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 huyện Duy Tiên, Kim Bảng chuẩn bị được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới...
 
Tuy nhiên, theo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Nam, qua 3 năm thực hiện CVĐ đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế. Trong đó, ở một số nơi một số cấp ủy, chính quyền và Mặt trận cấp cơ sở chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của CVĐ. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện CVĐ ở một số nơi chưa sâu, rộng do đó nhận thức về nội dung, ý nghĩa, trách nhiệm thực hiện của nhân dân còn hạn chế.
 
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh biểu dương đánh giá cao những kết quả tỉnh Hà Nam đạt được trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2015 - 2018; đồng thời đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành có liên quan tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc vận động. Trong quá trình thực hiện, MTTQ các cấp cần nắm chắc đặc điểm, tình hình ở mỗi khu dân cư để tổ chức tuyên truyền, vận động cho phù hợp; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả, tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế; biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể tiêu biểu thực hiện tốt cuộc vận động, tạo cơ sở động viên, khích lệ, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện cuộc vận động có chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực hơn.
 
Từ đó, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng, trong giai đoạn tiếp theo, để CVĐ tiếp tục được triển khai sâu rộng, mang lại những hiệu quả cụ thể, thiết thực, với vai trò, trách nhiệm của mình, Hà Nam cần tiếp tục duy trì, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để mọi người, mọi nhà hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương châm, cơ chế thực hiện, qua đó chung sức, đồng lòng tham gia thực hiện.
 
Mặt khác, Phó Chủ tịch đề nghị trong năm 2018, ngoài việc triển khai tổ chức tốt “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư”, MTTQ tỉnh Hà Nam cần thực hiện tổng kết 15 năm việc tổ chức ngày hội này, để thấy rõ hơn tác dụng, ý nghĩa cũng như những hạn chế, những điểm cần đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp.
 
Nhân dịp này, 30 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2015-2018 đã được Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Nam tặng Bằng khen.
 
 
 
 
Hà Nam
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top