Hà Nam: Công ty Đông Xuân và Công ty C.P “bức tử” môi trường
Công ty TNHH Nông nghiệp và Xây dựng Đông Xuân và Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam tại Hà Nam đang cùng nhau “bức tử” môi trường. Người dân 2 xã Tiêu Động và La Sơn (Bình Lục) bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe...
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân sống tại 2 xã Tiêu Động và La Sơn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Người dân đã kịch liệt phản đối, nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Phân lợn hôi thối đen đặc vẫn hàng ngày “ngang nhiên” xả ra môi trường, khiến dư luận bức xúc đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của các cấp, các ngành của tỉnh Hà Nam có hay không sự buông lỏng quản lý và bao che?
Ống bơm nước thải chất thải từ trang trại ra ruộng
Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty TNHH Nông nghiệp và Xây dựng Đông Xuân (Công ty Đông Xuân) hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi nằm trên địa bàn xã Tiêu Động và xã La Sơn từ năm 2009, do bà Nguyễn Thị Huệ làm Giám đốc. Hiện công ty này có 3 trại nuôi lợn, tổng diện tích trên 12ha với quy mô chăn nuôi cả lợn nái và lợn thịt.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, người dân phản ánh liên tục về việc công ty này xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân 2 xã Tiêu Động và xã La Sơn.
Chất thải nước thải sau khi được bơm từ trong khu chăn nuôi ra môi trường
Người dân thôn Viên Tu và thôn Tiên Quán (xã La Sơn) cho biết, nhiều năm nay chúng tôi phải chịu mùi hôi thối của phân lợn. Đi làm thì thôi, về đến nhà là phải đóng chặt các cửa lại cho đỡ mùi hôi thối. Những ngày thời tiết mát mẻ thì đỡ hơn chứ ngày nắng nóng thì khổ vô cùng, khổ nhất là trẻ nhỏ và người già hay bị ốm đau do phải chịu không khí ô nhiễm.
Bà N.T.H (thôn Viên Tu) bức xúc cho biết: “Trước kia khi giá lợn xuống thấp thì hô hào người dân giải cứu, nay giá lợn cao ngất ngưởng, lãi nhiều, thế sao họ không đầu tư hệ thống xử lý chất thải cho người dân chúng tôi đỡ khổ?”.
Nước thải đen ngòm mùi hôi thối nồng nặc mương nước bên cạch khu chăn nuôi
Trước phản ánh của người dân, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Hữu Liêm, Chủ tịch UBND xã Tiêu Động, cho biết: Công ty Đông Xuân được UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận Dự án và chính thức chăn nuôi lợn vào năm 2009, có đầy đủ thủ tục pháp lý, đánh giá tác động môi trường… Vừa qua, công ty này có chuyển nhượng một phần tài sản cho Công ty C.P (Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam). Sau khi hoạt động được thời gian ngắn, người dân có ý kiến về trại nuôi lợn bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày của họ ở các buổi tiếp xúc cử tri của xã và của huyện.
Chất thải nổi dày đặc trên khênh TH3 thuộc xã Tiêu Động
Chủ tịch UBND xã Tiêu Động Bùi Hũu Liêm cho biết thêm, năm 2014, Công ty Đông Xuân đã bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) xử phạt về việc xả thải ra môi trường gần 300 triệu đồng và buộc Công ty Đông Xuân thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Sau khi bị xử phạt, Công ty Đông Xuân đã đầu tư máy ép phân và xử lý nước thải.
Hà Nam là một trong những tỉnh có nhiều trang trại nuôi gia công cho Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam. Vậy ở các trang trại khác có được xử lý chất thải theo đúng quy trình hay chỉ biết lợi nhuận mà để ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân? Kinh tế nông thôn tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.