Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2018 | 13:12

Hà Nam: Lợn bị bệnh vẫn bán ra thị trường

Phát hiện dịch lở mồm, long móng (LMLM) trên đàn lợn, nhiều hộ chăn nuôi đã tự điều trị cho đàn lợn. Khi lợn chết người chăn nuôi thấy tiếc đã bán tháo ra cho thương lái với giá 100.000 đồng/con đã chết, con còn sống thì bán với giá 500.000 đồng/con.

 
Tình trạng này đang diễn ra ở tỉnh Hà Nam. Qua tìm hiểu của PV. tại địa bàn các xã Nhật Tựu, Hoàng Tây, Nhật Tân của huyện Kim Bảng, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, được xem là thủ phủ nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, xuất hiện tình trạng lợn chết bất thường. Một số người chăn nuôi cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc lợn chết bất thường này là do lợn dính dịch bệnh LMLM.

 Lợn nghi bị ốm ở hộ chăn nuôi.

 

Tại hộ chăn nuôi gia đình ông Nguyễn Văn Lễ, ở thôn Yên Phượng, xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, ông Lễ cho biết, vào khoảng 3 tuần trước, cả thôn rất nhiều hộ có lợn bị LMLM. Khi phát hiện có dịch, ông Lễ đã tự mua vắc xin phòng bệnh về tiêm cho đàn lợn hơn 100 con của mình.
 
Nhưng đàn lợn của ông Lễ dù được tiêm vắc - xin phòng bệnh nhưng vẫn dính LMLM, được vài hôm cả đàn lợn đổ bệnh rồi chết dần. Tổng số lợn bị chết khoảng gần 40 con.
 
Ông Lễ cho hay: “Khi lợn chết, tôi đem những con lợn to đi chôn, còn lợn nhỏ thì bỏ xuống bể biogas của gia đình để làm phân. Chúng tôi cũng không báo cáo, nhưng sau đó có 1 đoàn cán bộ xã, huyện Kim Bảng đến kiểm tra, cấp cho gia đình 2 lọ thuốc sát trùng rồi về”.
 
Còn gia đình bà Vũ Thị Vân, xóm Đông, xã Hoàng Tây, hộ chăn nuôi với 300 con lợn thịt và hàng trăm con lợn con cho hay, cách đây khoảng gần một tháng, một số con lợn bỗng dưng có dấu hiệu bị LMLM. Phát hiện đàn lợn ốm, bà Vân đã dùng thuốc kháng sinh cho người, trộn với xanh Methylen bôi vào chân, mõm lợn. Để chắc chắn, bà Vân tiếp tục dùng chanh, khế, vắt lấy nước bôi vào các vết thương cho lợn.
 

 Xác lợn chết được vất ra ngoài bờ ruộng.

 

Bà Vân cũng cho biết thêm, khi đàn lợn có dấu hiệu bị LMLM gia đình bà đã không báo chính quyền địa phương. Nhưng khi xảy ra dịch bệnh, lãnh đạo xã Hoàng Tây và cán bộ thú y cũng đã biết và xuống kiểm tra.
 
Mặc dù người dân đều khẳng định việc có dịch LMLM, nhưng ông Trần Anh Thơ, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng thì khẳng định “Xã Nhật Tựu không có dịch và thông tin đó là không đúng”.
 
Còn ông Vũ Văn Khuynh, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp xã Hoàng Tây cũng khẳng định “Xã không có dịch. Đợt vừa qua chỉ có mấy con lợn bị đau chân nhưng người dân chữa khỏi rồi”.
 
Được xem là “thủ phủ” nuôi lợn lớn nhất miền Bắc một thời, tại xã Ngọc Lũ, theo chính quyền địa phương, dịch LMLM được phát hiện ở xã Ngọc Lũ khoảng 10 ngày nay. Ngay sau đó, lãnh đạo xã đã báo và phối hợp với cán bộ thú y huyện cùng các cơ quan liên quan về thực tế kiểm tra, rà soát dịch bệnh trên toàn địa bàn.
 
Thấy lợn bị dịch LMLM, một số hộ chăn nuôi thì tiêu hủy như hộ như gia đình ông Nguyễn Văn Lễ, ở thôn Yên Phượng, xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, thì bỏ lợn vào hầm biogas làm phân. Nhưng một có một số gia đình thấy tiếc đem bán tháo số lợn ốm, thậm chí bán cả lợn chết có dấu hiệu của dịch LMLM cho thương lái nhằm vớt vát chút tiền.
 
Theo bà Vũ Thị Vân, xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, cho hay, số lợn con chết thì gia đình bà tận dụng một phần nấu cho chó ăn, phần còn lại mang đi chôn. Loại lợn to hơn, từ 20 – 25kg/con, thì bán do xót của. Lợn to loại đã chết, thương lái mua với giá 100 nghìn đồng/con, loại chưa chết thì 500 nghìn đồng/con.
 
Tại thôn Yên Phượng, xã Nhật Tựu, theo tìm hiểu của PV. cũng có một hộ chăn nuôi đã bán gần 50 con lợn, trọng lượng trung bình từ 40 đến 50kg/1con nghi nhiễm bệnh cho thương lái với giá 900 nghìn đồng/con.
 
Tại chợ đầu mối gia súc gia cầm tỉnh Hà Nam, xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, qua quan sát của PV, một số điểm có tình trạng lợn có dấu hiệu ốm yếu, long móng, xuất huyết, nằm ngay trong chuồng và bên ngoài chờ xuất đi.
 
Liên quan đến sự việc trên, phía Sở NN
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
Top