Theo phản án của nhiều hộ dân tại phố Tây Kết (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng) thì họ đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt ổn định từ nhiều năm nay. Gần đây người dân bỗng hoang mang vì được công ty tiến hành thay toàn bộ đường ống dẫn nước mới với lý do là để cung cấp “nước sạch”.
Hoang mag vì nước sạch
Theo phản ánh của người dân tại khu vực phố Tây Kết, mới đây các hộ dân đang sinh sống tại các khu nhà tập thể E1, E2, D1, D2 cùng các hộ dân cư xung quanh được Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội, chi nhánh kinh doanh nước sạch quận Hai Bà Trưng có cho tiến hành việc thay thế lắp đặt đường ống nước sạch mới cho các hộ dân ở khu vực này.
Người dân phản ánh, họ không thấy thông báo gì liên quan tới việc làm đường ống mới ngoài cách thông báo ngắn ngọn như thế này. |
Điều trái ngược là Công ty tiến hành lắp hệ thống "nước sạch" nhưng người dân không ai tỏ ra vui mừng vì có nước sạch để dùng mà thay vào đó là cảm giác lo lắng bởi nguồn nước cũ mà họ dùng từ hàng chục năm nay là nước… không sạch nên phải thay?
Ông Nguyễn Thanh Bình (Khu nhà E2, Tây Kết) cho biết: “Chỉ khi thấy công nhân đào đường quanh khu nhà thì mới được biết là họ đang thi công đường ống dẫn nước sạch cho khu vực chúng tôi đang sinh sống. Trước đó, tôi không hề biết hay nhận được thông báo từ phía công ty kinh doanh nước sạch về việc sẽ thay thế đường ống nước mới này”.
Còn bà Phạm Thị Lan (ở Khu nhà E1, Tây Kết) lo lắng: “Hơn chục năm nay gia đình tôi vẫn sử dụng nguồn nước cũ và yên tâm vì đây là nguồn nước sạch. Hàng tháng phía công ty vẫn tới thu tiền sử dụng bình thường. Mới đây, bỗng nhiên phía công ty cho người đến lắp đặt đường ống mới và cho biết là để cung cấp nước sạch. Nói như vậy hóa ra từ nhiều năm nay nguồn nước mà gia đình tôi cùng nhiều hộ gia đình khác sử dụng không phải là nước sạch?”.
Nhiều phiền hà
Bên cạnh nổi lo lắng về chất lượng nguồn nước thì việc thi công lắp đặt hệ thống cấp nước mới đã khiến người dân sống tại hết bức xúc. Bởi từ phía công ty đã không có thông báo rõ ràng về việc lắp đặt đường ống mới, mà chỉ ghi sơ sài bằng phấn trên bản tin của khối phố.
Quá trình làm đường ống mới không ít người dân cảm thấy bị phiền hà, bất tiện. |
Theo hình ảnh người dân cung cấp cho phóng viên thì tại trên bản tin của khối phố chỉ ghi vẻn vẹn: “Công ty nước sạch Hai Bà Trưng sẽ làm lại nước cho bà con. Đề nghị bà con tạo mọi điều kiện cho công ty làm”. Với nội dung thông báo này thì người dân không nắm rõ việc làm đường ống là chuyện dễ hiểu.
Nhiều người dân lo rằng với cách làm mập mờ, thiếu minh bạch của Công ty nước sạch Hà Nội và Xí nghiệp kinh doanh nước sạch quận Hai Bà Trưng lắp đặt nguồn nước mới liệu có đảm bảo về chất lượng đường ống nước và nước sinh hoạt của người dân hay không? Đây là điều khiến người dân đặt nghi vấn bên cạnh đó là sự lãng phí khi lắp đường ống mới.
Làm đường ống mới đã gây rất nhiều bất tiện và hiện lên nổi lo thiếu nước sử dụng cho người dân nơi đây. Hệ thống ống nước đang sử dụng thiết kế chôn ngầm trong tường vào từng hộ gia đình. Khi thi công lắp đặt hệ thống ống mới lại làm việc vào ban ngày nên đã gây không ít sự bất tiện cho các hộ dân.
Không ít ý kiến cho rằng rất lãng phí khi lắp hệ thống đường ống mới |
Một cựu chiến binh bức xúc: “Vợ chồng tôi tuổi đã cao lại ở trên tận tầng 5. Tự nhiên thấy thay toàn bộ đường nước mới. Trong khi đó, công ty lại không đến các hộ dân để tìm hiểu về hệ thống thì không biết làm cách nào để đưa nước lên đến tất cả các hộ được. Không lẽ tôi ở trên tầng 5, khi nước máy mới không lên được tôi lại phải đi xách từng xô nước để sinh hoạt à?”.
Qua phản ánh của người dân có thể thấy, việc thi công lắp đặt hệ thống nước mới đang khiến cho các hộ dân ở khu vực cảm thấy bất tiện, lãng phí. Bất tiện vì không ít hộ dân phải sửa chữa lại đường ống dẫn nước khi đấu mới vào hệ thống nước đang được thi công. Lãng phí vì bỗng dưng lại phải làm một hệ thống dẫn nước mới trong khi hệ thống cũ vẫn đang sử dụng ổn định, lại phải thay thế rồi bỏ hoang.
Vậy, thực hư việc người dân hoang mang vì được thay đường ống dẫn nước sạch mới là gì?. Báo KTNT sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đoc.
Hoàng Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.