Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2022 | 9:47

Hà Nội còn 160 xã chưa có nước sạch sử dụng

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội còn 160 xã bà con nhân dân ở đây chưa được dùng nước sạch, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhân vì chủ yếu nhân dân dùng nước không đảm bảo chất lượng.

Nhiều dự án cung cấp nước sạch chưa được triển khai
 
Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều cho biết, hiện tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ các nguồn cấp nước tập trung trên địa bàn huyện mới đạt khoảng 10%. Ngay với thị trấn Đại Nghĩa, người dân vẫn chưa có nước sạch từ nguồn cấp tập trung để sử dụng... Đây là điều trăn trở của chính quyền địa phương. Nhiều hộ dân của huyện mong muốn sớm được sử dụng nước sạch từ nguồn cấp nước tập trung.
 
kiem-tra-he-thong-nuoc-sach.jpg
Kiểm tra hệ thống nước sạch tại Trạm cấp nước thị trấn Kim Bài (huyện Thanh Oai).

 

Còn tại huyện Sóc Sơn, tính đến hết tháng 5/2021 chỉ có hơn 20% người dân huyện Sóc sơn được sử dụng nước sạch, còn lại 80% dân số các xã, thị trấn tại huyện này với khoảng trên 280 nghìn người phải sử dụng các nguồn nước khác như nước mưa, hoặc giếng khoan.
 
Nguyên nhân người dân ở 160 xã trên địa bàn Thủ đô chưa có nước sạch để sử dụng, theo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện có 132/160 xã đã có dự án cấp nước tập trung giao cho nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện; 28/160 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án.
 
Cụ thể, trong số 132 xã đã có dự án giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện thì 110 xã thuộc 2 dự án phát triển mạng cấp nước đã được UBND thành phố giao Liên danh Aqua One - sông Đuống thực hiện giai đoạn 2017-2020 chưa triển khai; 5 xã của huyện Phúc Thọ có 2 dự án cấp nước sạch giao cho Công ty cổ phần Kỹ thuật môi trường Việt và Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Việt Nam thực hiện từ năm 2017, 2018 cũng chưa triển khai. Ngoài ra, còn 17 xã có dự án cấp nước tập trung tại các huyện Đan Phượng, Ba Vì, Phú Xuyên, Chương Mỹ đã giao cho nhà đầu tư là Công ty cổ phần Cấp nước Tây Hà Nội; Liên danh Công ty cổ phần Ao Vua - Công ty cổ phần Cấp thoát nước và môi trường Ba Vì; Công ty cổ phần Cấp nước Hà Nam; Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai thực hiện nhưng tiến độ còn chậm.
 
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: “Việc chưa có nước sạch từ nguồn cấp nước tập trung để sử dụng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn địa phương”.
 
Thành phố nên có biện pháp mạnh để xử lý nhà đầu tư chậm triển khai dự án
 
Là huyện có dự án phát triển mạng cấp nước đã được UBND thành phố giao Liên danh Aqua One - sông Đuống thực hiện giai đoạn 2017-2020 nhưng chưa triển khai, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh kiến nghị, thành phố cần có giải pháp “mạnh” đối với chủ đầu tư chậm tiến độ hoặc không triển khai dự án; đồng thời đề xuất thành phố lựa chọn chủ đầu tư có năng lực triển khai dự án cấp nước bảo đảm tiến độ, chất lượng.
 
nha-may-nuoc-sach-cua-cong.jpg
Nhà máy Nước sạch của Công ty cổ phần Cấp nước Mê Linh cung cấp nước cho các hộ dân ở 12 xã trên địa bàn huyện Mê Linh.

 

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong, một số dự án do UBND thành phố chưa thu hồi quyết định chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư cũ nên khi tiếp nhận hồ sơ của nhà đầu tư mới, Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa có cơ sở xem xét do phạm vi đầu tư chồng lấn địa bàn cấp nước. Vì vậy, từ năm 2021 đến nay, chưa có dự án cấp nước mới được chấp thuận chủ trương đầu tư.
 
Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, hoàn thành chỉ tiêu cấp nước sạch đến năm 2025 cho khu vực nông thôn, mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã rà soát những hạn chế, khó khăn, vướng mắc… đồng thời, đề xuất UBND thành phố giải pháp tháo gỡ. Cụ thể, với các dự án nước sạch nông thôn đã giao cho các nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện hoặc chậm thực hiện, Sở Xây dựng kiến nghị thành phố sớm thu hồi quyết định chủ trương đầu tư và tổ chức lựa chọn nhà thầu mới theo quy định.
 
Theo kế hoạch từ nay đến năm 2025 có một số huyện sẽ trở thành quận như Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì... nhưng nếu như các huyện này không đảm bảo được việc cung cấp nước sạch cho bà con nhân dân ở nơi đây, một trong những tiêu chí thành quận sẽ là thiếu sót của chính quyền các cấp. 
 
Do đó, cần phải mạnh tay hơn nữa để xử lý những nhà đầu tư chậm triển khai các dự án cung cấp nước sạch cho nhân dân theo như kiến nghị của Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh là việc hết sức quan trọng và cần làm ngay.
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top