Để đáp ứng đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong thời gian giãn cách xã hội, Sở NN&PTNT Hà Nội đã xây dựng phương án chi tiết tổ chức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo 3 phân vùng trong thời gian giãn cách xã hội.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của 8,1 triệu dân Hà Nội trong 15 ngày giãn cách xã hội (từ ngày 6/9 đến 20/9) là 36.450 tấn gạo; 40.485 tấn rau, củ, quả; 9.716 tấn thịt gia súc; 2.429 tấn thịt gia cầm; 48,6 triệu quả trứng; 9.716 tấn thủy sản… Trong thời gian tới, năng lực đáp ứng của ngành nông nghiệp Hà Nội là khoảng 133.815 tấn thóc (tương đương 82.965 tấn gạo); rau, củ, quả 20.404 tấn (chiếm khoảng 50,4% nhu cầu); thủy sản 5.363 tấn (đáp ứng 55% nhu cầu); thịt gia súc 10.000 tấn, thịt gia cầm 6.700 tấn, trứng 100 triệu quả, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, một phần phục vụ hoạt động chế biến thực phẩm và tiêu thụ ngoại tỉnh.
Theo đó, để có thể đáp ứng đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, Sở NN&PTNT Hà Nội đã xây dựng phương án chi tiết để tổ chức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo 3 phân vùng. Đồng thời đưa ra các giải pháp về bảo quản, chế biến, tiêu thụ thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trong điều kiện phòng, chống dịch; phương án cung cấp nguồn hàng nông sản, thực phẩm từ các tỉnh, thành phố.
Cụ thể 3 vùng sản xuất chuyên biệt được Sở NN&PTNT Hà Nội xây dựng gồm: Vùng 1 với 10 đơn vị hành chính: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Hà Đông và một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín).
Vùng 2 gồm 5 đơn vị hành chính: Toàn bộ địa giới 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Vùng 3 gồm 10 đơn vị hành chính: Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín).
Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, ngoài việc duy trì phát triển các vùng sản xuất chuyên biệt, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tăng cường phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố, trọng tâm với 21 tỉnh, thành phố phía bắc trong ban điều phối chuỗi cung ứng rau, thịt, thực phẩm an toàn cho Hà Nội. Đồng thời rà soát, cập nhật danh sách đầu mối cung ứng của một số địa phương tiêu thụ qua các kênh phân phối, siêu thị...
Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục khai thác các đầu mối cung ứng đã cập nhật của 1.130 cơ sở của 22 tỉnh, thành phố phía bắc và 23 tỉnh, thành phố miền Trung, miền Nam. Trong đó có 453 cơ sở cung cấp rau, củ, trái cây với sản lượng hơn 92.623 tấn/tháng, 90 cơ sở cung cấp thịt gia súc, gia cầm với sản lương hơn 13.198 tấn/tháng; 28 cơ sở cung cấp trứng với sản lượng hơn 31,3 triệu quả/tháng…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…