Nhằm bảo đảm lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô dịp Tết 2018, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, kinh doanh chuẩn bị lượng hàng hóa tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2017.
Nhu cầu hàng hóa tăng mạnh
Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn tăng mạnh.
Do vậy, để chuẩn bị hàng hóa đảm bảo ổn định thị trường, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hàng Kế hoạch phục vụ Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 trên địa bàn thành phố. Theo đó, các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại trên địa bàn căn cứ vào kết quả thực hiện Tết năm 2017 và dự báo mức tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuấn 2018, chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng từ 10 - 15% so với các tháng trong năm để tổ chức bán ra thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt hàng hoặc tình trạng tồn kho hàng hóa sau Tết.
Theo dự kiến của Sở Công Thương, số lượng một số mặt hàng chuẩn bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết 2018 (tính từ 1/1/2018-28/2/2018) gồm: gạo 193.600 tấn; thịt lợn 50.000 tấn; thịt gà 14.000 tấn; thịt bò 13.800 tấn; trứng gia cầm 200 triệu quả; rau củ 220.000 tấn; thực phẩm chế biến 12.000 tấn; thủy- hải sản 12.000 tấn; nông - lâm sản khô khoảng 3.500 tấn; 3.000 tấn bánh mứt kẹo; 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát; 120.000m3 xăng dầu và các mặt hàng về may mặc, điện máy.
Sẵn sàng phục vụ Tết
Theo kế hoạch, các DN sản xuất các mặt hàng bánh mứt kẹo, rượu - bia - nước giải khát phục vụ Tết trên địa bàn sản xuất đưa ra thị trường phục vụ Tết giá trị hàng hóa khoảng 10.000 tỷ đồng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhóm hàng phục vụ Tết Nguyên đán như bánh mứt kẹo, giò chả, miến, nông sản chế biến, chè, miến dong, bột sắn… với tổng giá trị khoảng 2.200 tỷ đồng. Các DN kinh doanh thương mại dự kiến dự trữ và đưa ra thị trường giá trị hàng hóa khoảng 12.830 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh tại mặt phố, khu dân cư trên địa bàn dự kiến dự trữ hàng hóa phục vụ Tết khoảng 4.630 tỷ đồng; DN kinh doanh thương mại, giết mổ gia súc, gia cầm, chuỗi kinh doanh mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến chuẩn bị khoảng 1.500 tỷ đồng; DN kinh doanh hàng điện máy nhập lượng hàng hóa sẵn sàng phục vụ nhân dân khoảng trên 4.700 tỷ đồng; các DN kinh doanh xăng dầu dự kiến dự trữ và đưa ra thị trường mặt hàng xăng dầu với giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.
Đối với các chợ - là kênh phân phối truyền thống - các DN quản lý chợ, các Ban quản lý chợ chủ động xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh tại các chợ chuẩn bị hàng hóa để đưa ra tiêu thụ trên thị trường các mặt hàng phục vụ Tết, đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu trong dịp Tết cho người tiêu dùng. Dự kiến lượng hàng hóa phục vụ Tết ước đạt khoảng 1.000 tỷ đồng.
Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương TP.Hà Nội, cho biết: Sở sẽ theo dõi sát diễn biến cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, trong đó chú trọng nhóm hàng lương thực, thực phẩm và các hàng hóa dịch vụ thiết yếu phục vụ Tết. Chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành để giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, Sở đề nghị các quận, huyện tạo điều kiện và hỗ trợ DN, hộ kinh doanh tổ chức tốt công tác dự trữ hàng hóa. Các DN sản xuất, kinh doanh, các chợ trên địa bàn cần chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa, nguyên liệu hợp lý để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, bảo đảm lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường chất lượng và giá cả hợp lý.
Nguyễn Hạnh
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.