Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 1 năm 2022 | 14:1

Hà Nội “vượt khó”, duy trì giải pháp bảo vệ môi trường

Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), UBND TP. Hà Nội đã có nhiều bước chỉ đạo, tổ chức các đơn vị có liên quan tích cực triển khai.

Xử phạt hàng chục tỷ đồng trong 5 năm

Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp về môi trường, trong nhiều năm qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch, nghị quyết triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường (BVMT). Trong đó, lãnh đạo TP đặc biệt chú trọng tới các chương trình, nhiệm vụ đã và đang được triển khai có tính lan tỏa và được cộng đồng hưởng ứng.

 

5fed81ddf4e319bd40f2.jpg
Môi trường, cảnh quan Thủ đô đã được cải thiện rõ rệt trong những năm vừa qua.

 

5 năm qua, những vấn đề bức xúc về môi trường từng bước được giải quyết, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, chất thải, không khí được cải thiện. Song song với đẩy mạnh công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương cũng có chuyển biến theo hướng tích cực.

Chị Nguyễn Huyền Trang (xã Dục Tú, huyện Đông Anh) cho biết, từ đầu năm 2021, người dân thường xuyên được UBND xã, UBND huyện tuyên truyền về việc phân loại rác tại nguồn để thu gom, lưu giữ, xử lý, tái chế, tái sử dụng.

Riêng tại các khu vực có cơ sở gây ô nhiễm môi trường, lực lượng chức năng quyết liệt xử lý, tháo dỡ, di dời. Qua đó chất lượng môi trường tại địa phương đã được cải thiện rõ rệt. Không chỉ riêng huyện Đông Anh, tình trạng ô nhiễm môi trường ở đa số quận, huyện, thị xã trên toàn TP Hà Nội cũng có chiều hướng giảm.

Để đạt được kết quả như trên, UBND TP Hà Nội đã thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và thị xã triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CT-TTg. Yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, báo cáo định kỳ gửi về Sở TN&MT làm căn cứ tổng hợp, báo cáo Thành ủy, UBND TP.

Với sự quyết liệt từ cấp cơ sở, công tác thanh, kiểm tra về bảo vệ môi trường được đẩy mạnh, việc phát hiện và xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường của các cơ sở đã được thực hiện kịp thời, đủ sức răn đe; nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân và DN được nâng cao.

Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2021, TP. Hà Nội đã thực hiện thanh, kiểm tra trên 17.000 cơ sở, xử lý 9.744 trường hợp, với số tiền phạt trên 94 tỷ đồng. Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tiến độ công tác thanh, kiểm tra có diễn ra chậm hơn so với kế hoạch nhưng các cơ quan chức năng TP. Hà Nội vẫn thực hiện thanh tra hàng nghìn cơ sở, xử lý gần 3.500 trường hợp vi phạm.

Duy trì 3% ngân sách

Theo báo cáo của Sở TN&MT TP. Hà Nội, BVMT là nội dung có tính liên ngành, các nội dung được quy định trong nhiều luật khác nhau, tuy nhiên giữa các luật này nhiều điểm còn có sự giao thoa, chưa thống nhất, dẫn đến còn khoảng trống, chưa đảm bảo vai trò trung tâm của công tác BVMT trong phát triển kinh tế - xã hội gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước.

Các quy định của Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ bền vững, phát triển dịch vụ môi trường, sản phẩm, hàng hoá thân thiện với môi trường, khuyến khích xã hội hóa trong một số hoạt động BVMT.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng tinh vi, phức tạp nhưng một số điều, khoản của Luật BVMT chỉ quy định về nguyên tắc nhưng không giao cơ quan nào quy định chi tiết thi hành dẫn đến thiếu tính khả thi, không được triển khai trên thực tế. Dẫn đến mức và thời hiệu xử phạt chưa đủ sức răn đe, hạn chế về thẩm quyền, vì vậy kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT gặp phải vô vàn khó khăn.

Theo một số chuyên gia, hành lang pháp lý về BVMT chưa có sự điều chỉnh để theo kịp những phát sinh sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường lớn, diễn ra trên diện rộng, bùng phát các điểm nóng về môi trường do xả thải.

Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần bổ sung các quy định về sàng lọc, phân loại, phân luồng dự án đầu tư, cơ chế đặc thù tăng cường kiểm soát đối với các đối tượng này để giải quyết thực tiễn quản lý môi trường đang đặt ra bức thiết.

Dù đứng trước nhiều khó khăn, vướng mắc ở giai đoạn đến 2030, nhằm tiếp tục duy trì thành quả đã đạt được, lãnh đạo UBND TP vẫn đề ra các nhiệm vụ phải hoàn thành như phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm; quan trắc môi trường, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư và tăng cường xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Mặt khác, các nguồn lực cho BVMT như tín dụng xanh, trái phiếu xanh, thực hiện đối tác công tư trong một số lĩnh vực về BVMT còn chưa đa dạng, nhưng TP vẫn duy trì trên 3% ngân sách cho sự nghiệp môi trường. Xây dựng kế hoạch thực hiện để bảo đảm tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.

"Tiếp sức" cho làng nghề

Nhằm giải quyết dứt điểm những tồn tại môi trường tại các làng nghề, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 307/KH-UBND về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Sở TN&MT Hà Nội cho biết trong giai đoạn 2021 – 2025, UBND TP. Hà Nội tăng cường kêu gọi đầu tư xây dựng 8 dự án xử lý nước thải, rác thải tại làng nghề trên địa bàn các huyện: Quốc Oai, Mê Linh, Hoài Đức, Thường Tín với tổng nguồn vốn khoảng 569 tỷ đồng.

 

logo-ung-hoa-23-16423531877021941222903.jpg
Bãi thải và xưởng sản xuất (phía trên) nằm ngay sát khu dân cư thôn Phú Dư - Ảnh: C.TUỆ

 

Ngoài ra, TP sẽ huy động đầu tư xử lý môi trường tại 48 cụm công nghiệp làng nghề ở các huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Oai... với kinh phí gần 9.000 tỷ đồng.

Hiện nay, UBND TP. Hà Nội đã đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý nước thải Cầu Ngà, công suất 20.000 m3/ngày đêm; hoàn thành cơ bản Nhà máy Xử lý nước thải Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), công suất 8.000 m3/ngày đêm... đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường cho các địa phương này.

Ngoài ra, UBND TP. Hà Nội đã giao Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP đẩy nhanh tiến độ xây dựng Hệ thống xử lý nước thả làng nghề cơ kim khí Thanh Thủy, Thanh Oai công suất 1.000 m3/ngày đêm giai đoạn 2021 – 2025 và nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, Hoài Đức, công suất 4.000 m3/ngày đêm…

Mặt khác, nhằm đưa hoạt động sản xuất ra khỏi khu dân cư và bảo vệ môi trường làng nghề, TP. Hà Nội đã thành lập được nhiều cụm công nghiệp làng nghề được đầu tư đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ. Đến nay đã khoảng 30/43 cụm công nghiệp hoạt động ổn định đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Thời gian tới, UBND TP. Hà Nội thành lập thêm hơn 40 cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Hà Đông

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top