Mưa lớn kéo dài mấy ngày liên tục vừa qua khiến nước sông Hà Tĩnh tiếp tục dâng cao. Khi dư âm của đợt lũ vừa rồi chưa qua thì nay Hà Tĩnh lại tiếp tục phải tiếp tục gồng mình chống lũ.
Trao đổi với phóng viên, Ông Lê Ngọc Hà - Chánh văn phòng BCH PCTT&TKCN huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cho biết : Do mưa lớn kéo dài cùng với việc hồ Kẻ Gỗ xả lũ đã khiến nhiều xã trên địa bàn Cẩm Xuyên bị ngập lụt. Hiện tại, nước lũ đã gây ngập nặng tại các xã: Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Vịnh, Cẩm Thành, Cẩm Lĩnh, Cẩm Sơn, Cẩm Minh. Tại các xã vùng hạ du Kẻ Gỗ, hầu hết các đường thôn đều đã bị chia cắt, ngập sâu nên phải đi lại bằng thuyền. Do chủ động trước nên cơ bản người dân đã di dời và kê cao các tài sản tránh bị ngập nước.
Còn với vùng rốn lũ Hương Khê, khi dư âm của đợt lũ thứ nhất chưa qua thì lại phải tiếp tục chịu thiệt hại nặng nề khi mưa lũ kéo dài nhiều ngày, ông Lê Quang Vinh, Chánh văn phòng Ban phòng chống lụt bão huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, hiện mưa cũng đã giảm, nước lũ trên địa bàn đã có dấu hiệu chững lại trong 3 giờ trở lại đây.
Ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc nhà máy thuỷ điện Hố Hô cho biết, so với lúc sáng, hiện trên địa bàn mưa đã giảm bớt, mực nước về hồ cũng giảm nên nhà máy giảm xả xuống còn xấp xỉ 1000m3/s. Hiện, nước trong hồ ở cao trình 67m.
Theo ông Thông, nếu chiều và tối nay nước hồ về không tăng, phía dưới hạ du vẫn tiếp tục mưa thì nhà máy thuỷ điện sẽ giảm xả. Còn nếu nước về hồ tăng thì nhà máy sẽ vẫn giữ nguyên mức xả này.
Trong số các xã ngập lụt thì xã Phương Mỹ được xem là rốn lũ của huyện Hương Khê. Hiện, các đường vào xã đã bị nước ngập cô lập hoàn toàn, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã bị nước ngập sâu.
Được thông báo trước về tình hình thời tiết diễn biết thất thường nên trong đợt lũ này người dân cũng đã có sự chuẩn bị tốt hơn trước. Nhiều người đã chủ động gửi tài sản có giá trị hoặc làm bè nổi để kê đồ đạc lên theo dòng nước. Một số nhà dân không có gác mái thì lên xin ở trên tầng 2 của các trường học và trụ sở xã. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn leo lên nóc nhà ở tạm để tránh lũ.
Ngồi trong nhà thẫn thờ nhìn dòng nước lũ đục ngầu, anh Nguyễn Văn Luyến (trú xã Phương Mỹ) buồn nói: “Đợt lũ trước về người dân chúng tôi còn chưa ổn định được cuộc sống, nay đợt lũ mới lại về. Chỉ trong vòng có nửa tháng thôi mà tới 2 đợt lũ, dân chúng tôi không biết sống sao đây”.
Theo thống kê mới nhất, từ chiều tối 31/10 đến trưa 1/11, nước lũ dâng lên kết hợp với thuỷ điện Hố Hô xả lũ đã làm 15 xã với 2582 hộ bị ngập lụt, trong đó có 924 hộ ngập sâu trên 1m.
Một số hình ảnh người dân chạy lũ tại Hương Khê (Hà Tĩnh):
Huy Hùng
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.