Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 6 năm 2022 | 8:8

Hà Tĩnh nâng cao kiến thức về OCOP cho các cơ sở tham gia chương trình năm 2022

Trong 2 ngày (22 - 23/6), Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh tổ chức khai mạc lớp tập huấn kiến thức chung về Chương trình OCOP cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng sản phẩm được chấp thuận tham gia chương trình năm 2022.

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Hà Tĩnh đã có 249 sản phẩm của 193 chủ thể được công nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó: 14 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao, 235 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, doanh số bán hàng của nhiều sản phẩm tăng nhanh, thị trường tiêu thụ được mở rộng.
 
Nhiều sản phẩm đã tiếp cận được với thị trường trong và ngoài nước như: Cu đơ Phong Nga, nem chua Ý Bình, nước mắm Luận Nghiệp, nước mắm Phú Khương, mật ong Cường Nga, nhung Hươu Hiền Ngọc, nhung Hươu Thuận Hà...
 
Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2022, phấn đấu đến hết năm, tỉnh Hà Tĩnh có ít nhất 50 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOP.
 
ntm2.jpg
Đại diện các sở ngành, địa phương, đơn vị tư vấn, chủ thể tham gia chương trình OCOP năm 2022 tham gia lớp tập huấn.
Nhằm giúp chủ các cơ sở có ý tưởng sản phẩm mới tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 của Hà Tĩnh được tiếp cận với bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh đã tổ chức khai mạc lớp tập huấn kiến thức chung về Chương trình OCOP.

Trong thời gian 2 ngày, đại diện Văn phòng NTM tỉnh, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh sẽ truyền đạt cho các chủ thể có sản phẩm mới tham gia chương trình OCOP nắm bắt các kiến thức về bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm, những chính sách hỗ trợ chương trình; các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; cách sử dụng mạng xã hội để marketing và bán hàng hiệu quả…

 

ntm6.jpg
Năm 2022, tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu có ít nhất 50 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOP.
 

Buổi tập huấn không chỉ cung cấp cho chủ thể của các cơ sở mới tham gia chương trình OCOP mới về định hướng cốt lõi của chương trình, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường mà còn tạo không gian để các chủ thể sản xuất trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Sau khi kết thúc lớp tập huấn, các cơ sở sẽ có nền tảng kến thức, thông tin đầy đủ để lập, hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh gửi các huyện chấp thuận.

 

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

  • Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    1. Năm 2023 đã qua đi trong niềm vui và sự tự tin.

Top