Sau ngày khai giảng năm học mới đến nay hơn 1.000 học sinh gồm 3 cấp (mầm non, tiểu học và THCS) ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn chưa được đến trường.
Tìm hiểu của PV được biết, nguyên nhân phụ huynh yêu cầu chính quyền địa phương trả lời minh bạch và thỏa đáng gồm 11 nguyện vọng mà phụ huynh đưa ra để gây sức ép, đòi hỏi các quyền lợi sau sự cố ô nhiễm môi trường biển.
Theo ông Lê Thanh Nghị, Bí Thư xã Kỳ Hà cho biết: “Trước đó bà con thôn (Bắc Hà – xã Kỳ Hà – TX Kỳ Anh) kiến nghị đến chính quyền địa phương 11 yêu cầu cần phải được đáp ứng như: Hỗ trợ 100% cho các hộ dân làm muối; hỗ trợ đóng tàu thuyền trên 90Cv; hỗ trợ các hộ lao động đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản; miễn giảm tiền học phí và các khoản tiền đóng góp của học sinh gồm 3 cấp (Mầm non, Tiểu học và THCS); giảm lãi xuất của các hộ vay vốn ngân hàng đến hết năm 2017; tiếp tục hỗ trợ cho bà con theo vùng bãi ngang và cấp miễn phí thẻ BHYT đến hết năm 2018; giảm thuế và các khoản đóng góp nông thôn mới; giảm tiền điện và tiếp tục cấp gạo cứu trợ cho dân; miễn giảm các khoản tiền đóng góp giao dịch tại UBDN xã và tiền đóng phạt sinh con thứ ba; giảm thuế xây dựng và thuế nhà đất cho 80 hộ còn thiếu; đảm bảo vệ sinh môi trường biển; đền bù tiền thiệt hại về môi trường do công ty Formosa xả thải gây ra và cuối cùng là an toàn sức khỏe cho người dân”. Những yêu cầu trên bà con cho rằng bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường vừa qua, chính quyền cần phải đáp ứng”.
Trường tiểu học Kỳ Hà vắng vẻ sau ngày khai giảng vì học sinh không đến trường
Theo nhiều phu huynh xã Kỳ Hà: “Dân chúng tôi ở Kỳ Hà đây chỉ có hai nghề chính là đi biển và làm muối. Giờ biển bị ô nhiễm nên không thể làm gì để trang trải cuộc sống. buộc phụ huynh họ phải cho con ở nhà”.
Anh Nguyễn Văn Khanh xã Kỳ Hà nói: “Nhà tôi có 4 cháu theo học, hai đứa lớn học cấp hai và cấp ba, hai đứa còn nhỏ cho theo học mầm non, mấy hôm nay tôi cho các cháu nghỉ nên chúng chỉ loanh quanh chơi ở nhà".
Em Nguyễn phi Hùng học sinh lớp 9C, Trường THCS Kỳ Hà buồn bã chia sẻ: “Em rất muốn được đến trường, em rất nhớ các bạn và thầy cô giáo. Năm mới các bạn được đi học còn em cặp sách có rồi nhưng phải cất ở nhà”.
Cũng theo ông Nghị: “Việc con em trong độ tuổi phải được đến trường là rất cần thiết, chúng tôi chuẩn bị trường lớp cho các em, các em không có lỗi và người lớn không thể hành động không cho con em đến trường. Những khiến nghị của phụ huynh yêu cầu chúng tôi đang gửi các cấp trên để miễn giảm hỗ trợ và cần có thời gian”.
Còn em Nguyễn Thị Đào, học sinh lớp 7D : “Em rất nhớ lớp, muốn đến trường nhưng mẹ em nói con đến trường lúc này sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình, chờ mẹ xin miễn giảm học phí và các khoản đóng đậu rồi đến trường”.
Không được bố mẹ cho đi học các em chỉ quanh quẩn ở nhà chơi
Ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà trao đổi báo chí nguyên nhân hơn 1.000 học sinh chưa được đến trường: “Đến bây giờ toàn xã có gần 1.000 em học sinh ở ba cấp vẫn chưa được đến trường. Phụ huynh nói khi nào có tiền đền bù vụ sự cố biển bị ô nhiễm mới cho con em đi học. Tuy nhiên, khi kiểm kê thiệt hại để nhận đến bù thì nhiều hộ dân vẫn chưa chịu kiểm kê. Họ cũng đề nghị miễn các khoản đóng đậu”.
Trao đổi với ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết: “ Người dân không cho con em đến trường qua nhằm gây sức ép lên chính quyền, đòi hỏi một số yêu cầu. Người dân cho rằng do thiệt hại kinh tế bởi sự cố môi trường biển nên muốn địa phương miễn học phí. Về việc này địa phương đã có văn bản đề nghị tới UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 24/9, tỉnh sẽ trình Hội đồng nhân dân để quyết định”.
Theo Thầy Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục thị xã Kỳ Anh: “Phụ huynh không cho con em họ đến trường để gây sức em về sự cố môi trường biển. Về phòng giáo dục nhiều ngày này cử nhiều thầy cô cán bô giáo viên đến vận động để cho con em đến trường không thể để con em trong độ tuổi đến trường phải thất học”.
PVĐT
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.