Hà Tĩnh tuyệt đối không được chủ quan với hoàn lưu bão số 13
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng ban thường trực Trung ương về phòng chống thiên tai trong chuyến làm việc với (Hà Tĩnh) ngày 15/11 để chỉ đạo công tác ứng phó hoàn lưu bão số 13.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động rất mạnh. Sóng biển cao từ 3 - 6m. Trên đất liền, từ hôm nay có gió cấp 4, cấp 5, có lúc cấp 6; ven biển gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, riêng khu vực ven biển phía Nam của tỉnh khả năng có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Đối với mưa, từ đêm nay đến hết ngày 16/11, toàn tỉnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 100 - 200mm.
Hiện các địa phương như thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà… đã có mưa vừa, mưa to. Vùng mưa sẽ tiếp tục dịch chuyển ra các huyện phía Bắc, phía Tây do hoàn lưu bão.
Ban chỉ huy BPCK cảng Vũng Áng - Sơn Dương sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Để ứng phó với bão số 13, từ 17h ngày 13/11, Hà Tĩnh đã ra lệnh cấm biển; 100% tàu thuyền đã vào nơi tránh trú an toàn. Tới 20h tối qua (14/11),đã hoàn thành việc sơ tán hơn 3.600 hộ với hơn 12.000 người dân ở vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng ven biển, thấp trũng.
Tỉnh cương quyết không để cho người dân ở trên tàu trong khu neo đậu, lồng bè nuôi trồng thủy sản, các nhà dân không đảm bảo an toàn. Các địa phương, đơn vị ứng trực 24/24h, chuẩn bị vật tư cần thiết, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra, đồng thời bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của người dân.
Hà Tĩnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ 100% giống lúa cho bà con sản xuất vụ Đông Xuân, tương ứng khoảng 2.000 tấn giống để gieo cấy 30.000 ha ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh.
Qua kiểm tra thực tế, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao sự chủ động của Hà Tĩnh trong công tác ứng phó với bão số 13. Đây là cơn bão có cường độ mạnh, hướng đi phức tạp, nguy cơ gây tổn thương rất lớn cho người dân và các địa phương vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt mưa lũ lịch sử vừa qua vì vậy tuyệt đối không được chủ quan.
Chia sẻ trước những khó khăn mà người dân gánh chịu do lũ lụt, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm nay thời tiết diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây thiệt hại nặng nề với các tỉnh miền Trung, trong đó có Hà Tĩnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu sau đợt mưa bão này, Hà Tĩnh cần rà soát kết cấu hạ tầng các khu dân cư vùng thấp trũng, nhất là 3 địa phương bị ngập sâu sau đợt mưa lũ lịch sử vừa qua là Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà để có nhóm giải pháp ứng phó hiệu quả với tình hình thời tiết cực đoan như hiện nay; kiểm tra lại lưu vực sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố trước sự biến đổi khí hậu.
Hà Tĩnh cũng cần tính toán lại một cách căn cơ, bài bản về sức chứa, công năng của hồ Kẻ Gỗ để làm sao tăng hiệu quả trong vận hành, điều tiết, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Bộ sẽ cử đoàn cán bộ vào giúp tỉnh trong việc này. Đồng thời, tỉnh phải rà soát lại tình hình thiệt hại sau các đợt mưa lũ, đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản, để thích ứng với sự biến đổi khí hậu ngày một khó lường.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.