Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 7 năm 2013 | 9:52

Hà Tĩnh: Vì sao huyện “nắn đường” dân không đồng tình?

KTNT- Những ngày qua, nhiều hộ dân ở xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lo lắng trước nguy cơ bị mất đất sản xuất, đất ở vì con đường tỉnh lộ 27 được nâng cấp theo thiết ban đầu đi thẳng bổng dưng bị nắn và “ăn” vào phần đất của người dân. Người dân lo lắng và bức xúc vì cho rằng việc “nắn đường” có bất cập.Dân không đồng tìnhTỉnh lộ 27 đi qua các xã Tượng Sơn, Thạch Văn, Thạch Trị…, kéo dài xuống Thạch Hội (huyện Thạch Hà) từ lâu bị xuống cấp trầm trọng khiến người dân đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Do đây là con đường có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, du lịch và đặc biệt là phục vụ ứng cứu nhân dân vùng bãi ngay ven biển Thạch Hà trong mùa mưa bão nên cách đây hơn 2 năm, thông tin tuyến đường sẽ được nhà nước đầu tư, nâng cấp khiến người dân nơi đây hết sức phấn khởi.Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu bởi nhiều hộ dân, xã Tượng Sơn đứng trước nguy cơ mất đất nông nghiệp, khi 700m đường đi qua xã này bị “nắn”. Anh Nguyễn Trọng Truyền, một hộ dân cho biết: Nhà anh có



Nhiều bà con bức xúc trong cuộc đối thoại ngày 7/6


Thấy gì sau những cuộc đối thoại?

Ngay từ khi chủ đầu tư quyết định “nắn” đường đến nay đã có hơn 20 cuộc họp giữa người dân và chính quyền cho đến thời điểm hiện tại nhiều hô dân vẫn chưa đồng tình với cách làm của chủ đầu tư. Tại cuộc họp mới nhất diễn ra vào ngày 7/6/2013 do UBND huyện Thạch Hà tổ chức cùng với đại diện các bên liên quan như:  Sở Xây dựng Hà Tĩnh, Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh….với 10 hộ dân xã Tượng Sơn có đất dính vào “đường nắn” vẫn chưa thể đi đến hồi kết.

Tại cuộc họp này phía UBND huyện Thạch Hà tiếp tục đưa ra những quyết định liên quan đến việc “nắn đường” trước sự chứng kiến và trao đổi của người dân. Tuy nhiên tại cuộc họp này có nhiều câu hỏi và ý kiến của người dân tuy nhiên các hộ dân cho rằng phía chủ đầu tư giải đáp cụ thể, thỏa đáng.

Và cũng theo 10 hộ dân được mời tới, sau cuộc đối thoại thì ngày 7/6/2013 có người nói và tuyên truyền thông tin rằng những hộ dân này “Kiếm cớ đòi hỏi lợi ích cá nhân” là không đúng. Bà Dương Thị Luận bức xúc: ”Đó là quyền lợi của người dân, khi người dân chưa “thông” thì chưa đồng tình chứ không thể nói dân là “Kiếm cớ đòi hỏi lợi ích cá nhân” được mà sao lại có thể nói người dân kiếm cơ được. Nếu như khi người đồng tình thì việc gì chẳng xong…”

Việc nắn đường cho thấy sự quy hoạch chồng chéo, vì năm 2004, trong bản đồ quy hoạch đất ở nằm trong khu vực đoạn đường nắn đi UBND huyện đã ký và đóng dấu cho 5 hộ dân. Đến năm 2008, cũng trong vùng quy hoạch này, UBND huyện Thạch Hà tiếp tục cấp đất ở cho 13 hộ dân khác, để rồi giờ lại thu hồi để “nắn đường” qua. Việc làm này gây hoang mang và bức xúc trong nhân dân.  Nhiều hộ dân cho rằng tại sao phải nắn trong khi đó nếu xây nâng cấp trên tuyến đường  cũ, khi những hộ dân có đất mặt tiền khi được chính quyền cấp sổ đỏ đã trừ 10m hàng lang đường để phục vụ cho việc mở rộng tuyến đường vì thế không phải chịu chi phí đền bù. Khi tiến hành mở đường, họ sẵn sàng phá bỏ những công trình xây dựng tạm trên đó đó và sẵn sàng giúp đỡ đơn vị thi công để cùng làm tuyến đường.

Chưa hết, việc nâng cấp tỉnh lộ 27 đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản từ tháng 3/2009 để lập dự án. Thế nhưng, đến tháng 1/2010, UBND huyện Thạch Hà lại tiến hành cấp bìa đỏ cho 1 hộ dân ở khu vực làm đường. Rồi đến tháng 6/2011, sau khi UBND huyện này ra thông báo thu hồi đất để phục vụ cho dự án .Chính từ những thông tin trên khiến những người dân bị đoạn đường bị nắn gây ảnh hưởng nghi ngờ tính minh bạch của việc “nắn” tuyến.

Ông Trần Quốc Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Từ khi dự án tỉnh lộ 27 triển khai và huyện qua một quá trình làm công tác giải phóng đến hiện vẫn con 10 hộ vẫn chưa đồng thuận phương án đã lập của huyện đến nay đã có trên 22 cuộc họp. Trong đó việc kiến nghi căn bản của các hộ dân nhất đó là việc “nắn tuyến” của huyện. Tới đây nếu các hộ không đồng thuận chúng tôi sẽ cưỡng chế..”

Vì thế trong các ngày gần đây, từ ngày 9 -11/7, nhiều hộ dân đã cản trở đơn vị thi công khiến việc thi công khó khăn. Dư luận đặt câu hỏi tại sao cùng trên khu vực đất, chỉ  cách đây chưa lâu xã Tượng Sơn và huyện Thạch Hà đã quy hoạch cho và cấp sổ đỏ cho người dân sử dụng lâu dài, còn đất nông nghiệp thì cũng mới vận động chuyển đổi, chia lại cho người dân vào năm 2010, giờ lại nắn đường “ăn” vào đất quy hoạch?.

Phi Long – Phan Quyên




KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top