Hái lộc ngày đầu xuân năm mới có nguồn gốc từ Trung Quốc và cũng trở thành một phong tục của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về.
Tập tục hái lộc ngày xuân là, ở thời khắc giao thừa người ta thường đưa tay ra hái một nhành lộc (bất cứ cây gì gặp), với một đoạn ngắn có búp cùng vài ba chiếc lá bên dưới nhằm cầu may mắn, lộc tài cho bản thân và gia đình. Bản chất của tập tục hái lộc rất đẹp, tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, tập tục hái lộc đầu xuân bị biến tướng một cách thái quá khi nhiều người không còn đi hái lộc nữa, mà họ “chặt cây, bẻ cành” khiến cho cây xanh bị phá hoại. Nhiều người không còn suy nghĩ việc hái lộc chỉ là quy ước lấy lệ khi ngắt một cành lộc nhỏ gọi là lấy hên, lấy may của thời khắc thiêng liêng đầu năm mới mà phải bẻ, chặt được cành lộc to, dài thì gia đình, bản thân mới sung túc. Đây quả là một suy nghĩ, một quan niệm không hề có cơ sở.
Ảnh minh họa: Dân Trí
Đây chính là lý do khiến mỗi đêm giao thừa qua đi là cây xanh ở mọi nơi bị “chặt, bẻ” một cách không thương tiếc. Không ít người đi hái lộc nghĩ các cây xanh ở vườn, sân, cổng chùa chiền, miếu phủ rất “linh” và nhiều lộc nên họ làm liều vào những nơi đó để bẻ trộm lộc cây.
Từ thực trạng cây xanh bị bức tử, phá hoại, mong rằng mọi người hãy nâng cao ý thức trong việc đi hái lộc, và nếu có thể thì hãy từ bỏ tập tục này để chuyển qua mua những cây, quả lộc mà thị trường ươm trồng, bán khá nhiều.
Diễm Hương
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.