Làng hoa đào Đồng Dụ được biết đến là làng đào lớn của Hải Phòng, đào nơi đây thường được ghép với gốc cổ thụ tạo thành những bông hoa có nét độc đáo được nhiều người ưa chuộng.
Từ lâu, làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương) được coi là một trong những vựa hoa lớn nhất thành phố Hải Phòng. Cứ đến những ngày cuối năm, người dân, thương lái từ các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, thậm chí từ thành phố Hồ Chí Minh,... lại đổ về Đồng Dụ để sắm đào.
Theo một chủ vườn đào trong làng, nghề trồng đào ở xã Đặng Cương có từ hơn 20 thập kỷ nay, nhưng việc ươm trồng đào rừng (đào đá) với đào vườn, cho ra đời những cây đào cổ thụ với gốc lớn phong rêu và tán hoa rực rỡ, được uốn tỉa cầu kỳ, mới xuất hiện vài năm gần đây.
Cây đào truyền thống của Hải Phòng chỉ có hoa năm cánh, để có những bông đào nhiều cánh, những người chủ vườn ở làng Đồng Dụ phải đi lên các tỉnh miền núi Sơn La, Mộc Châu hay những địa phương khác để chọn những gốc đào đẹp mua về, sau đó chăm sóc, cắt tỉa rồi ghép mắt đào của mình, chờ 1- 2 năm sau mới có đào bán ra.
Trung bình, mỗi gốc đào đá được người dân mua với giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, tùy vào kích thước cây, dáng cây. Để những vườn đào thành phẩm ra hoa tuyệt đẹp vào dịp Tết, người trồng phải đổ bao mồ hôi, công sức.
Chính vì công sức và vốn của người trồng đào bỏ ra nhiều nên đào nơi đây mới có những nét đẹp độc, lạ so với các địa phương khác. Bù lại, đào nơi đây mới có giá trị cao và thu hút người dân ưa chuộng, dùng để chơi Tết trong hàng chục năm nay.
Giá đào nơi đây cũng khá phù hợp nhu cầu đối với mọi đối tượng. Ông Hưng, một chủ vườn đào trong làng cho biết, giá đào năm nay cũng giống với năm ngoái, không chênh lệch nhiều. Mức giá bán phổ biến từ 15 đến 30 triệu đồng/cây và cho thuê từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng/cây. Đối những với gốc nhỏ, nhìn đơn giản thì chỉ có giá vài trăm ngàn.
Trong việc trồng đào, thời tiết cũng là yếu tố lớn ảnh hưởng đến đào. Theo một số chủ vườn, mùa đông năm nay không lạnh, thời tiết nắng nóng đang là nỗi lo lớn cho họ vì nếu thời tiết này kéo dài thì hoa sẽ nở rộ sớm, chóng tàn khiến thời gian thưởng thức hoa không đúng ngày Tết đồng nghĩa với việc bán hoa sẽ khó khăn, và như vậy người trồng coi như bị mất mùa.
Nhưng dẫu còn lắm nỗi nhọc nhằn thì không thể phủ nhận nghề trồng hoa đào với thu nhập cao hơn trồng lúa đã giúp cuộc sống của người dân làng hoa Đồng Dụ nói riêng, người dân xã Đặng Cương thay đổi thấy rõ. Và những vườn đào cổ thụ tiếp tục là điểm nhấn tạo nên sức hút cho mảnh đất này mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.