Sau khi báo Kinh tế nông thôn phản ánh một gia đình có công với cách mạng gặp khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ, UBND huyện Vĩnh Bảo đã có Văn bản báo cáo UBND TP. Hải Phòng và Tổng biên tập sẽ giải quyết dứt điểm sự việc.
Ngày 9/11/2018, UBND huyện Vĩnh Bảo có Văn bản số 2420 ngày 9/11/2018 về việc giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho gia đình ông Trần Công Rinh (thôn 4 – 2 Lô Đông, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng).
UBND huyện Vĩnh Bảo giao cho các ngành và UBND xã Vĩnh Long tập trung giải quyết dứt điểm sự việc. Đồng thời, chỉ đạo UBND xã Vĩnh Long lấy ý kiến cộng đồng dân cư về thời điểm sử dụng thửa đất số 51, 52 và xác nhận việc sử dụng đất ổn định, không tranh chấp của nhà ông Rinh. “Công khai và lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ theo đúng quy định pháp luật, giải quyết dứt điểm trong tháng 11/2018” – văn bản nêu.
Cũng theo văn bản, trường hợp ông Trần Công Rinh không đồng ý phương án giải quyết thì UBND huyện Vĩnh Bảo sẽ hướng dẫn giải quyết khiếu nại theo quy định.
Trước đó, báo Kinh tế nông thôn có bài phản ánh xung quanh việc cấp GCNQSDĐ của gia đình ông Trần Công Rinh (trú tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng), hộ gia đình có công với cách mạng. Cụ thể, bố ông Rinh được nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp, Bảng gia đình vẻ vang, Bảng vàng danh dự. Hai anh trai ông Rinh đều là thương binh. Bản thân ông Rinh được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng 3 (năm 2003). Trong kháng chiến, mẹ ông Rinh là người trực tiếp nuôi giấu chiến sĩ cách mạng trên mảnh đất nhà ông đang ở.
Theo lời ông Rinh, thửa đất nhà ông đang ở rộng hơn 1.000m2, là đất thổ cư, do tổ tiên để lại và sống ổn định không hề có tranh chấp. Ông Trần Viết Xoi (81 tuổi), hàng xóm nhà ông Rinh, xác nhận việc này vào năm 2012 và cho biết, trong kháng chiến chống Pháp, nhà ông Rinh có hầm bí mật chứa cán bộ và du kích.
Đồng quan điểm với ông Xoi, ông Trần Sách Cừ (cùng trú xã Vĩnh Long) cũng thông tin thêm, khu vực vườn nhà ông Rinh có 3 cái hầm, 2 cái ở trong vườn mái, 1 cái ở gò tre đầu.
Bên cạnh đó, một số người dân khác tại xã Vĩnh Long cũng xác nhận, việc thửa đất nhà ông Rinh là đất thổ cư, gia đình chính sách và có công với cách mạng là hoàn toàn đúng sự thực.
Theo ông Rinh, năm 1997, gia đình ông Rinh đã được UBND huyện Vĩnh Bảo cấp GCNQSDĐ với diện tích là 725m2, trong đó 200 m2 là đất ở và 525 m2 đất vườn. Tuy nhiên, ông Rinh khẳng định chưa từng được cầm tờ GCNQSDĐ này.
Để xác thực thông tin, PV Báo Kinh tế nông thôn đã có buổi làm việc với ông Phạm Đình Quý, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Bảo. Tại buổi làm việc, ông Quý cho biết, chỉ cần chứng minh được nguồn gốc đất thì việc cấp bìa không khó khăn gì.
Bày tỏ quan điểm về toàn bộ sự việc này, ông Phạm Trung Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Long, nói: Trên bản đồ địa chính thể hiện đất của gia đình ông Rinh chỉ có 532m2 thôi, chính quyền đã tạo điệu kiện cấp thêm cho gia đình 200m2 nữa theo Luật Đất đai năm 1993 nếu mảnh đất ấy sử dụng lâu dài và không chanh chấp. Trường hợp của gia đình ông Rinh đã được thành phố, huyện và chính quyền địa phương giải quyết rất nhiều lần rồi. Chúng tôi cũng làm việc vì quyền lợi của nhân dân, nhưng hiện tại gia đình cứ đòi hỏi quyền lợi theo kiểu của ông ấy”.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.