Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 29 tháng 3 năm 2021 | 10:10

Hải Phòng: Xây dựng la liệt nhà hàng, quán ăn, mồ mả trái phép ven hồ Phương Lưu

Hàng loạt nhà hàng, quán ăn, mồ mả xây dựng trái phép trên đất công, đất dự án, đất nông nghiệp ven hồ điều hòa Phương Lưu (TP. Hải Phòng) khiến người dân vô cùng bức xúc.

Đua nhau xây dựng trái phép
 
Hồ điều hòa Phương Lưu nằm trên địa bàn phường Đông Khê, quận Ngô Quyền và phường Đông Hải 1, quận Hải An, TP. Hải Phòng, rộng 24ha, là hạng mục thuộc Dự án Thoát nước và Vệ sinh Hải Phòng (1B) được xây mới và đưa vào sử dụng từ năm 2007. Hồ nằm trong quy hoạch tổng thể của khu công viên Phương Lưu.
Nhà hàng được xây dựng trái phép tại ven hồ điều hòa Phương Lưu, TP. Hải Phòng.
Nhà hàng được xây dựng trái phép tại ven hồ điều hòa Phương Lưu, TP. Hải Phòng.
Quy hoạch là vậy, nhưng nhiều năm nay, tại ven hồ điều hòa Phương Lưu xuất hiện nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ được xây dựng trái phép trên đất dự án, đất mương, đất nông nghiệp.
 
Theo ghi nhận thực tế, hiện nhiều nhà hàng, quán ăn được xây dựng trái phép trong vùng dự án khu vực ven hồ. Một số nguồn tin cho biết, các dự án này đã được phê duyệt hàng chục năm nay. Dự án được thực hiện theo hình thức chủ đầu tư âm thầm gom đất nông nghiệp trước rồi làm thủ tục xin dự án sau. Một số dự án từ khi được phê duyệt đến nay vẫn chưa hoàn thiện dứt điểm việc thu hồi đất. Những nguyên nhân đó dẫn đến hiệu quả dự án thấp, sử dụng đất trái mục đích, dân khiếu kiện.
 
“Tất cả dọc khu đất này là đất nội đồng, một số người dân san lấp làm hàng quán, đường đi lối lại. Công ty Hồng Ngọc vào thực hiện dự án dân không đồng ý vì còn tranh chấp lối đi lại, công ty cũng không nói đến đền bù, họ nói dân lấn chiếm đất nhà nước” - một người dân nói về lý do xây dựng công trình trái phép trên đất dự án của công ty Hồng Ngọc.
 
Không những đất dự án bị xây dựng trái phép, một số nhà hàng, quán bia cũng “án ngữ” trên đất công, đất nông nghiệp như quán Bên hồ quán, Đồng quê quán, Hoàn trang quán,… có diện tích từ vài chục đến hàng trăm mét vuông.
 
“Không nhờ (chính quyền – PV) thì làm sao mà làm được, phải qua ban bệ mới làm được thế này chứ, tưởng vật được lên thế này mà được ngay á”, người dân nói về “quy trình” xây dựng quán trái phép.
 
 
Mua bán đất nông nghiệp làm chỗ an táng người chết
 
Trong vai người có nhu cầu mua đất lập khu mộ cho gia đình, lân la hỏi, chúng tôi gặp một người dân chỉ muốn mua đất chôn cất ở Phương Lưu thì gặp ông B., đất không có giấy tờ.
Mua bán cả đất nông nghiệp làm chỗ an táng người chết.
Mua bán cả đất nông nghiệp làm chỗ an táng.
Lần theo sự chỉ bảo của người dân, chúng tôi gặp người đàn ông ngoài 50 tuổi tên B., ông B. tự nhận mình là người trông coi các ngôi mộ tại Phương Lưu. Vừa dẫn chúng tôi đi xem đất, ông B. vừa nói một hố chôn cất có giá 22 triệu đồng, mua đất thì 15 triệu đồng/m2.
 
Khi được ngỏ ý muốn gặp chính chủ có đất bán, ông B. giới thiệu chúng tôi gặp ông Đ.. Dẫn chúng tôi ra mảnh đất của mình, trên tay ông Đ. cầm sẵn thước đi đo đất. "Khu đất này là đất ruộng hết, bán với giá 15 triệu đồng/m2, không bớt, mua đất thì có giấy viết tay, tôi ký và cả quản trang (ông B. - PV) này nữa, không có xác nhận của địa phương”, ông Đ. nói.
 
Khi được hỏi người địa phương khác về có được chôn cất ở đây? việc xây dựng phía chính quyền địa phương có đến kiểm tra? ông Đ. tự tin khẳng định: “Ở đây người nơi khác đến nhiều. Khu này là đất ruộng, giờ không còn canh tác. Người ta xây đầy ra đấy thôi, chính quyền họ ra mà làm được như thế này? Mặt đường ngoài kia thuộc thoát nước của giao thông công chính mà còn làm, chẳng làm gì được (!)".
 
Hồ Phương Lưu và cảnh quan quanh hồ là niềm mong mỏi của nhiều người dân nội thành Hải Phòng. Gần đây thành phố chủ trương, quan tâm đến xây dựng, chỉnh trang công viên khiến người dân một lần nữa hy vọng các vi phạm xây dựng trái phép tại ven hồ điều hòa, dự án kém hiệu quả, trái mục đích, vai trò quản lý nhà nước ở đây được xử lý theo quy định, trả lại “lá phổi”, cảnh quan công cộng cho người dân.
 
“Tôi không tin những vi phạm quanh hồ đến mức đại trà thế này. Nếu thành phố không vào cuộc, xử lý nghiêm thì ở đây được hiểu là “vùng cấm” thực thi pháp luật”, một người dân bức xúc nói.
 
 
 
 
Phạm Trang - Trung Kiên
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top